Doanh nhân đe doạ máy bay ép bồ nhí sống chung, lãnh án chung thân

Vị doanh nhân có tên Salla yêu cầu bạn gái đến Mumbai sống nhưng cô từ chối. Sau đó, người đàn ông 38 tuổi này lên kế hoạch đe doạ hãng hàng không với hy vọng nữ tiếp viên bị mất việc sẽ đến sống cùng ông.

Theo đài BBC, khi đó, doanh nhân có tên Salla để lại tờ giấy trong nhà vệ sinh thông báo rằng có 12 tên không tặc và nhiều thiết bị nổ trong khoang, đồng thời yêu cầu chuyến bay chuyển hướng đến khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Doanh nhan de doa may bay ep bo nhi song chung, lanh an chung than
 Máy bay của hãng hàng không Jet Airways. Ảnh: Reuters
Theo quyết định hôm 11-6 của tòa án đặc biệt, ông Birju Kishor Salla, 38 tuổi, bị phạt hơn 720.000 USD. Số tiền này sẽ được bồi thường cho phi công, phi hành đoàn và các hành khách khác.
Vụ việc xảy ra trên chuyến bay của hãng hàng không Jet Airways khởi hành từ TP Mumbai đến thủ đô New Delhi-Ấn Độ hồi năm 2017. Hành khách quá khích này bị kết tội cố ý gây rối nhằm làm gián đoạn hoạt động của máy bay.
Theo đài BBC, khi đó, ông Salla để lại tờ giấy trong nhà vệ sinh thông báo rằng có 12 tên không tặc và nhiều thiết bị nổ trong khoang, đồng thời yêu cầu chuyến bay chuyển hướng đến khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Người này bị bắt sau khi chuyến bay hạ cánh khẩn cấp tại Ahmedabad cách đích đến khoảng 780 km. Tại thời điểm đó, doanh nhân này đã có gia đình nhưng vẫn có mối quan hệ bên ngoài với một nữ tiếp viên của Jet Airways.
Ông Salla yêu cầu bạn gái đến Mumbai sống nhưng cô từ chối. Sau đó, người đàn ông 38 tuổi này lên kế hoạch bôi nhọ tên tuổi của hãng hàng không với hy vọng nữ tiếp viên bị mất việc sẽ đến sống cùng ông.
Theo phán quyết, mỗi phi công của chuyến bay này sẽ nhận 1.400 USD từ khoản tiền phạt. Trong khi đó, mỗi hành khách trên chuyến bay bỏ túi khoảng 360 USD, các thành viên của phi hành đoàn sẽ được nhận 720 USD.
Theo bộ luật sửa đổi của Ấn Độ năm 2016, kẻ đe dọa máy bay làm chết con tin hoặc nhân viên an ninh sẽ lãnh án tử hình.
Tuy nhiên, trong trường hợp của vị doanh nhân khủng bố máy bay này, phi công đã quyết định cho máy bay hạ cánh ở sân bay Ahmedabad trong khi phi hành đoàn và hành khách không hề bị thiệt hại.

Thanh niên 25 tuổi hiếp dâm bà già lục tuần

Sự việc xảy ra hôm 19/6 tại quận Imphal thuộc bang Manipur, Ấn Độ.

Chân dung nữ ngoại giao Ấn Độ bị... Mỹ “lột truồng“

(Kiến Thức) - Phó Tổng lãnh sự quán Ấn Độ ở Mỹ, bà Devyani Khobragade, đã bị cảnh sát Mỹ yêu cầu còng tay, cởi quần áo để khám xét và nhốt cùng các tù nhân khác.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ trở nên căng thẳng sau vụ cảnh sát Mỹ bắt giữ Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ là bà Devyani Khobragade, với cáo buộc khai man thị thực và trả lương thấp cho người giúp việc, vào tuần trước. Theo đó, bà đã bị yêu cầu còng tay, cởi quần áo để khám xét và nhốt cùng các tù nhân khác trong buồng giam.
 Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ trở nên căng thẳng sau vụ cảnh sát Mỹ bắt giữ Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ là bà Devyani Khobragade, với cáo buộc khai man thị thực và trả lương thấp cho người giúp việc, vào tuần trước. Theo đó, bà đã bị yêu cầu còng tay, cởi quần áo để khám xét và nhốt cùng các tù nhân khác trong buồng giam.
Tờ Times of India ngày 21/12 đưa tin, m ột quan chức Mỹ cho biết việc chuyển cho nhà ngoại giao Devyani Khobragade đảm trách nhiệm vụ thường trực Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ tạm thời cho phép bà quyền miễn trừ ngoại giao và không bị bắt giữ tại Mỹ. Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid nói với CNN rằng Mỹ nên từ bỏ các cáo buộc chống lại nhà ngoại giao Khobragade. Ông Khurshid khẳng định vấn đề này nên để tòa án Ấn Độ xử lý.

Tờ Times of India ngày 21/12 đưa tin, m

ột quan chức Mỹ cho biết việc chuyển cho nhà ngoại giao Devyani Khobragade đảm trách nhiệm vụ thường trực Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ tạm thời cho phép bà quyền miễn trừ ngoại giao và không bị bắt giữ tại Mỹ. Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid nói với CNN rằng Mỹ nên từ bỏ các cáo buộc chống lại nhà ngoại giao Khobragade. Ông Khurshid khẳng định vấn đề này nên để tòa án Ấn Độ xử lý.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.