Đeo kính áp tròng khi tắm có thể gây mù, bác sĩ khuyến cáo gì?

Bác sĩ nhãn khoa cảnh báo việc đeo kính áp tròng khi tắm có thể "gây mất thị lực vĩnh viễn".

Mirror đưa tin, hầu hết chúng ta không để ý đến vật dụng phổ biến trong phòng tắm như vòi hoa sen, nhưng một chuyên gia sức khỏe gần đây cảnh báo rằng thói quen vệ sinh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Chuyên gia nhãn khoa Tina Patel của Feel Good Contacts giải thích, những người đeo kính áp tròng khi tắm có nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc do Acanthamoeba cao hơn. Viêm giác mạc do amip này là một bệnh nhiễm trùng mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn hoặc mù lòa.
Đây là một loại amip sống trong các nguồn như nước máy, hệ thống cống rãnh, đất, bể bơi, bồn tắm nước nóng và phòng tắm hơi.
Deo kinh ap trong khi tam co the gay mu, bac si khuyen cao gi?
Ảnh minh họa: Getty.  
"Bạn có thể bị viêm giác mạc do Acanthamoeba nếu nước bị ô nhiễm tiếp xúc với mắt. Và nguy cơ bị viêm giác mạc do Acanthamoeba sẽ tăng lên khi đeo kính áp tròng lúc tắm vòi hoa sen. Vì vậy, bạn không nên đeo kính áp tròng trong khi tắm", bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo.
"Bình thường, Acanthamoeba có thể không gây hại gì. Tuy nhiên, khi amip này xâm nhiễm vào giác mạc, dẫn đến Acanthamoeba Keratitis - một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng nó phổ biến hơn ở người sử dụng kính áp tròng. Nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở người mắc, dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải ghép giác mạc", bác sĩ nhấn mạnh.
Cảnh báo này được đưa ra sau khi một phụ nữ phải bỏ mắt trái do bệnh nhân này đeo kính áp tròng trong lúc tắm và mắt bị nhiễm trùng.
Cụ thể, Marie Mason, 54 tuổi, đến từ Anh, đã đeo kính áp tròng 30 ngày và tin rằng amip đã xâm nhập vào mắt khi cô tắm mà không tháo kính áp tròng.
Một bác sĩ nhãn khoa khuyên Mason đến bệnh viện, và các bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm giác mạc do Acanthamoeba, phải điều trị bằng nhiều loại thuốc, thuốc nhỏ mắt và trải qua 3 ca ghép giác mạc - nhưng tất cả đều không thành công. Sau 5 năm, Mason buộc phải bỏ mắt trái của cô.
Bệnh nhân ban đầu có thể khó phát hiện viêm giác mạc do amip vì các triệu chứng rất giống với các bệnh nhiễm trùng mắt thông thường khác và thường có thể bị chẩn đoán nhầm.
Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Mắt đỏ
- Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
- Rất đau mắt
- Nhìn mờ
- Cảm giác liên tục có cái gì đó trong mắt
- Chảy nước mắt quá mức

Mời độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em (Nguồn video: THĐT)

Bác sĩ hoảng hồn tìm thấy 27 miếng kính áp tròng trong mắt bệnh nhân

Tổng cộng 27 miếng kính áp tròng đã được tìm thấy trong mắt một người phụ nữ hẹn lịch mổ chữa đục thủy tinh thể tại một bệnh viện ở Anh.
 

Kênh truyền hình RT dẫn bài viết từ tờ Optometry Today đưa tin 17 tấm kính áp tròng lần đầu được phát hiện trong mắt một bệnh nhân vào tháng 11 năm ngoái và tiếp tục 10 cái khác lại được tìm thấy khi bệnh nhân này tiến hành kiểm tra thêm ở bệnh viện Solihull nằm ở hạt đô thị West Midlands, vùng tây trung bộ nước Anh.

Những sai lầm chết người khi ăn ốc mà nhiều người mắc phải

Ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn ốc đúng cách. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn ốc mà nhiều người mắc phải.

Ốc là loại thực phẩm bình dị, gần gũi với khá nhiều người. Ốc chứa rất ít chất béo bão hòa tuy vậy lại là thực phẩm rất giàu vitamin E, magie, photpho, kali, đồng và Selen, protein, sắt. Ước tính ở 100 gram ốc chứa 32% protein, 19% sắt cho nhu cầu cần sử dụng hằng ngày của mỗi người. Tuy nhiên đây là loại thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, có tới 17%.
Nhung sai lam chet nguoi khi an oc ma nhieu nguoi mac phai
Các món ăn từ ốc được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa 
Một số sai lầm khi chế biến ốc:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.