Đến nhà chị dâu, nhìn bức tranh treo tường tôi thấy hạnh phúc

Thấy bức tranh thêu được đóng khung, lồng kính treo cẩn thận ở phòng khách mà tôi kinh ngạc.

Anh chồng tôi mới chuyển về nhà mới. Ngôi nhà được xây khang trang, chẳng khác gì biệt thự sân vườn khi có một khoảng sân rộng rãi, trang trí tiểu cảnh cầu kì. Cũng chẳng trách được, vợ chồng anh ấy làm ăn phát đạt, tiền bạc dư dả nên mới xây được căn nhà mấy tỷ như vậy.

Tôi và chị dâu có lối sống, quan điểm khác nhau nên cũng ít nói chuyện được với nhau. Chị dâu sang trọng, dùng đồ hiệu, thường dẫn cả nhà đi nhà hàng, đi du lịch. Vợ chồng tôi làm ăn tầm trung, tiền bạc cũng phải tiết kiệm lắm mới có dư nên không dám phung phí như thế. Mà mỗi lần đi cả nhà, chị dâu lại một mực kéo chúng tôi đi cùng cho vui rồi chị ấy lại tranh trả hết các hóa đơn. Mấy lần như thế, tôi cảm thấy khó xử, mệt mỏi khi đi cùng chị.

Hồi anh chị nói chuyện xây nhà, tôi suy nghĩ mãi mà chẳng biết phải tặng quà tân gia gì. Thế là tôi mua một bức tranh thêu chữ thập nhỏ, chỉ có giá hơn 200 nghìn đồng rồi tự tay thêu. Bức tranh dù đẹp nhưng tôi nghĩ chắc chị dâu sẽ không treo ở phòng khách đâu vì nó quá nhỏ, rẻ tiền so với phòng khách rộng rãi nhà chị.

Thế mà hôm qua, khi đến nhà chị dâu dự tiệc tân gia, tôi bối rối và bất ngờ khi thấy bức tranh được lồng khung kính sang trọng, treo cẩn thận ở phòng khách. Chị dâu khéo léo trang trí thêm vài món phụ kiện ở xung quanh để tô điểm, làm nổi bật bức tranh lên.

Chị ấy còn khoe với mọi người rằng đây là món quà mà tôi dụng tâm dụng sức làm ra nên chị ấy rất trân trọng. Bức tranh cũng là minh chứng cho tình cảm và lời chúc mừng chân thành mà tôi dành cho anh chị. Nó giá trị hơn tất cả những món quà dễ dàng mua được ở ngoài cửa hàng bằng tiền.

Những gì chị dâu khoe với mọi người làm trái tim tôi ấm áp lạ thường. Hóa ra, chị dâu lại là người trân trọng tình cảm chân thành và tình cảm gia đình đến vậy. Nhưng tôi lại tự ti, mặc cảm rồi tự mình dựng rào cản với chị ấy. Dù vậy, để có thể hòa nhập và nói chuyện với một người giàu có, sang trọng, quý phái như chị thì cũng không dễ dàng gì. Tôi phải làm sao để kéo gần khoảng cách với chị dâu đây?

Làm dâu hào môn, Rằm tháng Giêng cũng bị chồng cấm về nhà mẹ

Đến nước này, tôi không biết mình nên ứng xử với cuộc hôn nhân hiện tại ra sao nữa. Tôi thực sự bất lực vì người chồng gia trưởng của mình.

Đầu năm, tôi cũng không muốn nói chuyện mâu thuẫn vợ chồng. Thế nhưng tình cảnh của bản thân khiến tôi thực sự không kìm được lòng. Tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của mình, hi vọng nhận được tư vấn của mọi người.

Lấy chồng hơn 6 năm, tôi chưa một lần về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Mỗi lần Tết đến, lòng lại nôn nao nhớ quê. Sáu năm lấy chồng xa là 6 năm tôi rơi nước mắt đêm giao thừa. Nhưng vì không muốn bố mẹ chồng nghĩ ngợi nên tôi phải nuốt nước mắt vào trong.

Thấy vợ buồn, chồng không động viên còn nói những lời khó nghe: “Ở nhà cao cửa rộng, ăn uống sung túc, sướng như tiên còn không biết điều. Năm nào tôi cũng thấy cô khóc, khóc cái nỗi gì không biết. Tết không về thì ngày khác về, sao cứ phải Tết?”.

Lam dau hao mon, Ram thang Gieng cung bi chong cam ve nha me

Câu nói của chồng như dao cứa vào tim tôi. Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu

Câu nói của chồng như dao cứa vào tim tôi. Anh hỏi tôi sao phải chọn Tết để về quê mẹ? Vậy trong lòng anh có nghĩ, tại sao anh lại bắt tôi Tết phải ở nhà chồng phục vụ?

Thái độ đó càng khiến tôi hiểu thêm sự ích kỉ của người đàn ông tôi từng cãi lời bố mẹ quyết tâm lấy. Giờ có khóc lóc kêu khổ với bố mẹ cũng không biết bắt đầu từ đâu vì đó là lựa chọn mà tôi từng nghĩ sẽ không bao giờ hối hận.

Năm nay trước Tết, vợ chồng tôi lại cãi nhau trận nảy lửa vì chuyện về quê. Tôi nhẫn nhịn nên chấp nhận ở lại ăn Tết nhà chồng. Tôi càng không muốn năm mới mặt nặng mày nhẹ với nhau. Tôi gom góp ngày nghỉ phép còn lại của năm trước để ra Tết xin nghỉ dài. Tết không về được nên tôi chọn dịp Rằm tháng Giêng để về sum vầy, hy vọng còn chút không khí Tết.

Ấy vậy mà vừa mở miệng đề nghị, tôi đã bị chồng giáo huấn một bài về “đạo làm dâu hào môn”. Anh chì chiết tôi lấy được chồng giàu còn không biết điều. Anh ca cẩm tôi lấy chồng phải theo phong tục nhà chồng: “Cô có nghe câu 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng' không? Rằm là dịp quan trọng nên cô muốn đi đâu cũng phải qua Rằm. Về nhà bố mẹ đẻ cũng vậy”.

Bây giờ thì tôi đã hiểu trước giờ anh luôn nghĩ tôi "chuột sa chĩnh gạo". Lấy chồng giàu mà đến quyền về nhà thăm bố mẹ đẻ cũng không có thì giàu có với tôi có ý nghĩa gì?

Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, uất ức không thể nói thành lời. Tôi đã nhẫn nhịn 6 năm qua. Giao thừa nào cũng nghĩ về bố mẹ mà đau lòng. Tết ở nhà chồng, Rằm tháng Giêng anh cũng phải ở nhà chồng. Tôi không hiểu anh có biết nghĩ hay không.

Tối đó, tôi lặng lẽ lên phòng sắp xếp đồ về quê, mặc chồng thái độ khó chịu, cấm đoán. “Tôi quyết định rồi, tôi vẫn sẽ về nhà bố mẹ đẻ. Anh cũng có con gái, anh nên suy nghĩ tích cực. Anh làm thế nào để sau này con gái anh nó có đường lui. Đừng quá quắt để tuổi già ngồi khóc nhớ thương con”.

Câu nói của tôi dường như khiến anh chột dạ nên không nói được lời nào. Thực sự nghĩ về những gì mình phải chịu đựng suốt nhiều năm qua, tôi chỉ muốn ly hôn. Phụ nữ lấy chồng xa thiệt thòi, tủi thân. Giá như có người chồng hiểu và yêu thương mình thì tốt biết mấy. Tôi lại không may mắn có được phước phận như người ta…

Trong nhà có ba điều này, không lụn bại cũng chia ly

Người xưa cho rằng, nếu gia đình nào có những điều này thì sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc được.

Điều thứ nhất: Tình cảm vợ chồng không hòa thuận

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.