Để con ăn kẹo thường xuyên, cha mẹ hối hận không kịp

Trong chương trình truyền hình chuyên về sức khỏe mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Hứa Dục Trinh, người Trung Quốc, liệt kê 4 mối nguy hiểm của kẹo, điều này phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

Để dỗ con, nhiều bậc cha mẹ thường cho con ăn kẹo hoặc đồ ngọt. Thế nhưng, họ không biết rằng nếu để trẻ phụ thuộc vào đồ ngọt, sẽ có tác hại khôn lường.
Chuyên gia dinh dưỡng Hứa Dục Trinh, người Trung Quốc, mới đây liệt kê 4 mối nguy hiểm của kẹo và đồ ngọt trong chương trình truyền hình chuyên về sức khỏe. Theo chuyên gia, điều này phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
1. Dẫn đến béo phì và mất cân bằng dinh dưỡng: Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến bạn béo lên. Hơn nữa, sẽ bị giảm bớt các bữa ăn thông thường, ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng, ít dinh dưỡng trong ngày về lâu dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.
De con an keo thuong xuyen, cha me hoi han khong kip
 Ảnh minh họa. 
2. Cơ thể viêm nhiễm, kéo theo khả năng miễn dịch suy giảm: Các nghiên cứu phát hiện ra rằng đồ ngọt có thể làm giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, thậm chí đình chỉ hoạt động của chúng, bạn phải đợi 5-6 tiếng sau chúng mới tiếp tục phát huy tác dụng. Cứ như vậy, nó sẽ phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn, gây viêm nhiễm trong cơ thể, gây ra phản ứng dị ứng.
3. Lệ thuộc vào đường: Ăn đồ ngọt sẽ khiến con người ta cảm thấy vui vẻ, đồng thời nó cũng thúc đẩy não bộ tiết ra chất dopamin, chất dopamin sẽ báo cho bạn biết “cơ thể cần đường, mau ăn đi”, từ đó bạn trở nên phụ thuộc vào đồ ngọt. Đây là một loại hiệu ứng phản hồi phần thưởng tiêu cực. Vì vậy, đừng để đồ ngọt kiểm soát quá trình tiết dopamine, rồi để dopamine kiểm soát sự phụ thuộc vào đồ ngọt.
4. Đường huyết dao động ảnh hưởng đến cảm xúc: Ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, sẽ thúc đẩy cơ thể tiết insulin để hạ đường huyết, nhưng lượng đường trong máu thấp sẽ gây nguy hiểm, lúc này cơ thể sẽ tự bật cơ chế bảo vệ.
Một khi lượng đường trong máu thấp hơn mức trung bình, adrenaline sẽ được giải phóng, hiện tượng đường huyết cao và thấp liên tục này dễ làm cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng và cáu kỉnh.
Tuy nhiên, đường tinh luyện không phải là thực phẩm duy nhất ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, còn có các yếu tố khác như độ tinh khiết của thức ăn, lượng chất xơ, cách chế biến và độ chín của trái cây cũng ảnh hưởng đến đường huyết.
De con an keo thuong xuyen, cha me hoi han khong kip-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Để tránh tình trạng dao động đường huyết, chuyên gia Hứa Dục Trinh chia sẻ rằng có thể kết hợp các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, giàu chất xơ và giàu protein hoặc dầu hạt có chỉ số GI thấp để cân bằng lượng đường trong máu.
Chuyên gia Hứa nhấn mạnh rằng bữa sáng là một bữa ăn quan trọng để bắt đầu ngày mới nhưng nhiều trẻ em vội vàng ăn mà không đảm bảo cân đối dinh dưỡng. Nếu ăn quá nhiều tinh bột tinh luyện hoặc đường tinh luyện, đường huyết có thể tăng và giảm đột ngột, ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của trẻ.
Đồng thời, khuyến nghị tập trung vào chế độ ăn tổng thể của trẻ em, không chỉ là việc giảm thiểu đồ ngọt, việc cung cấp một chế độ ăn cân bằng và đa dạng, bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc hạt, protein và chất béo là quan trọng để đảm bảo trẻ em nhận được đủ dinh dưỡng.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Nguồn video: TTV

3 loại thực phẩm không nên ăn cùng với lạc kẻo gây đau bụng

Khi ăn lạc, bạn tốt nhất không nên kết hợp với 3 loại thực phẩm này kẻo hại sức khỏe.

Lạc (đậu phộng) có rất nhiều cách để ăn, ngoài ăn trực tiếp còn có thể chế biến thành lạc luộc, lạc rang, đậu phộng bọc đường... Nó cũng mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe nếu bạn ăn thường xuyên.

Người thích ăn lạc, cơ thể sẽ gặt hái những lợi ích này

Ăn loại kẹo này khi rảnh rỗi, chàng trai ung thư lưỡi vì...

Sau khi biết kết quả xét nghiệm, bác sĩ chỉ rõ, căn bệnh ung thư lưỡi của anh Hạ có liên quan đến thói quen ăn kẹo cau, nhai trầu của anh.

Anh Hạ, 35 tuổi, ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, do ảnh hưởng từ gia đình, anh cực kỳ thích nhai kẹo cau. Theo anh Hạ, mỗi lúc rảnh rỗi hoặc căng thẳng, nhai kẹo cau là cách giúp anh thả lỏng.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.