Dầu, ruốc cá hồi tự chế biến: Cẩn thận nếu không muốn bổ... ngửa!

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho con ăn quá nhiều cá hồi sẽ dẫn tới tình trạng thừa dinh dưỡng và có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
 

Đồ nhà làm có phải lúc nào cũng tốt?
Mới đây, trên mạng xã hội nick name H.T.B. có đăng tải một bài viết bàn về tình trạng các chị em tự chế biến dầu cá hồi. Chị H.T.B. viết: “Hôm trước đọc trên mạng thấy có một bạn tự làm dầu cá hồi để đóng lọ bán cho các mẹ đang nuôi con nhỏ . Bạn giới thiệu là dầu cá hồi của bạn được làm rất sạch sẽ, đun ở nhiệt thấp với nhiệt độ là 400C.
Và một bạn khác mà tớ quen giới thiệu với mọi người để cùng mua về cho các bé đang độ tuổi ăn dặm ăn - như giới thiệu một sản phẩm an toàn, tiện lợi và hữu ích.
Đọc bài đó xong, tớ định viết một bài cảnh báo mọi người. Xong một phần vì bận, một phần nghĩ nếu muốn viết - ít ra phải đưa ra được những tài liệu chứng minh từ nguồn tin cậy. Cũng một phần vì lý do ảnh hưởng tới nồi cơm của người khác, nên cân nhắc kỹ”.
Hình ảnh về ruốc cá hồi được cá mẹ rao bán trên mạng xã hội.
Hình ảnh về ruốc cá hồi được cá mẹ rao bán trên mạng xã hội. 
Theo đó, chị H.T.B. nói lên nỗi niềm trăn trở của mình về nguồn gốc cũng như xuất xứ của cá hồi, khiến dân mạng hoang mang. Chị nhấn mạnh: “Mãi sau tớ mới biết thông tin về cá hồi nuôi farm (trại), về những vấn đề về môi trường mà ngành công nghiệp khổng lồ này gây ra. Sản phẩm của nó cũng gặp rất nhiều vấn đề. Chưa kể tới: Dù là cá nuôi hay cá tự nhiên - tất cả các loại cá biển có trọng lượng lớn đều có chứa thủy ngân và kim loại nặng”.
Chị H.T.B. cũng chỉ ra không ít bà mẹ Việt đang quá “thần thánh” hóa tác dụng của dầu cá hồi khi ngày nào cũng cho con ăn. “Việc dùng dầu cá hồi nuôi farm cho trẻ ăn hàng ngày như nguồn bổ sung dưỡng chất là quá mạo hiểm. Đặc biệt là trẻ nhỏ. Chẳng khác gì đầu độc từ từ”.
Cũng từ đây, dấy lên một làn sóng tranh cãi trong cư dân mạng về vấn đề tự chế biến dầu cá hồi, ruốc cá hồi. Nhiều người đặt ra nghi ngại: Liệu vấn đề tự sản xuất ruốc cá hồi, chế biến cá hồi của các chị em có giữ nguyên được dưỡng chất? Những nguyên liệu chế biến cá hồi liệu có đảm bảo? và đặc biêt, cho con ăn cá hồi thường xuyên, liên tục có phải đang đầu độc con từ từ hay không?
Cũng bởi ruốc cá hồi vừa đắt lại vừa bổ dưỡng, nên không ít mẹ bỉm sữa chịu chi mua về bồi bổ cho con, tuy nhiên, do đặc thù của cá hồi không để được lâu nên mới xảy ra tình trạng cho con ăn liên tục.
Chị Phương Hà (32 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Hai bé nhà mình đều rất thích ruốc cá hồi, vì thế, mình vẫn cho con ăn thường xuyên, liên tục mấy năm nay. Có giai đoạn, gần như các con chỉ ăn đúng cơm với ruốc cá hồi. Dù các con không tăng cân, nhưng con khỏe mạnh là mình yên tâm rồi”.
Theo chị Phương Hà, chị cũng khá trăn trở về nguồn gốc cá hồi, nhưng vì tin rằng cá hồi tốt, bổ cho con nên đành nhắm mắt làm liều. “Thấy người ta bảo tốt, giàu Omega - 3 nên mình rất muốn bổ sung cho con. Mỗi lần mua 1kg ruốc, nhưng mình chỉ cho con ăn trong vòng 15-20 ngày, còn thừa bao nhiêu, mình tự ăn cố hết. Có lần, ham rẻ mình lấy hẳn 2kg, do đó, khi phát hiện ruốc bắt đầu mềm, có sự ô xy hóa nên mình tiếc của, ăn liên tục trong vòng 3 tuần”.
Người mua lo lắng, người bán... thờ ơ
Bên cạnh sự lo lắng của các bà mẹ thì có không ít chị em chuyên “sản xuất” ruốc, dầu cá hồi lên tiếng. Chị Mai Anh (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Mình bán các sản phẩm chế biến từ cá hồi hơn 2 năm nay. Nói thật, mình cũng chưa bao giờ sang tận Na Uy hay Chi Lê để nhập cá hồi, bởi mình nghĩ, cá hồi vốn là cá sống ở vùng nước lành nhất, chắc chắn sẽ không có chuyện cá bị nhiễm giun, sán như một số lời đồn đại. Hàng ngày, mình vẫn tìm và mua cá hồi từ các siêu thị lớn ở Hà Nội”.
 
Nói về quy trình sản xuất, chị Mai Anh cho biết: “Thực ra, việc tự làm dầu, ruốc cá hồi thì không quá khó, chỉ cần chúng ta tuân thủ đúng các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm thì sẽ có sản phẩm ngon thôi”.
Cũng giống như chị Mai Anh, chị Phượng Lê (28 tuổi, Hà Nội) gần như không quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm chế biến từ cá hồi, chị tin tưởng các cửa hàng, siêu thị nhập cá hồi về là “an toàn, đảm bảo”. Và chị vẫn có một lượng khách hàng nhất định: “Nhà mình là cửa hàng chuyên cung cấp dầu, ruốc cá hồi cho các mẹ bỉm sữa. Mình nghĩ, vấn đề khách hàng quan tâm đó chính là hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm chứ không phải nguồn gốc”.
Cân nhắc kỹ trước khi mua
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc thường xuyên cho con ăn ruốc, dầu cá hồi, bác sĩ Lê Quang Hào (viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trong dầu cá hồi có một số chất bổ như: Vitamin D, vitamin E,... nhưng nếu chúng ta dùng quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng thừa vitamin. Về lâu dài, việc sử dụng quá nhiều vitamin sẽ gây nên tình trạng ngộ độc. Khi sử dụng một sản phẩm không rõ nguồn gốc, các bà mẹ hãy tỉnh táo đặt câu hỏi rằng: “Liệu đây có phải cá hồi thực sự”, “Làm sao người ta có thể mua được nhiều cá hồi như thế để sản xuất ruốc, dầu cá hồi trong khi đây là loại cá quý hiếm”...
Chưa kể, trong quá trình tự sản xuất, chế biến cá hồi, người làm chưa có đủ kinh nghiệm, cũng không có đủ công nghệ để cho ra những sản phẩm tốt, liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì không kiểm soát được chất lượng, nên trong quá trình xử lý có thể sử dụng những loại chất không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Quang Hào đưa ra lời khuyên: “Các mẹ muốn bổ sung thêm chất bổ cho con hãy sử dụng những sản phẩm rõ nguồn gốc, có nhãn mác đầy đủ. Một sản phẩm chất lượng sẽ ghi rõ hàm lượng, thành phần của các chất có trong dầu cá hồi. Từ đó, chúng ta sẽ biết nên cho con ăn với hàm lượng như thế nào là hợp lý. Nên cho con ăn cách tuần hay cách tháng,... tất cả cái này đều phải hết sức lưu ý và cẩn thận bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con trẻ”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Ảnh: Internet).
 PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Ảnh: Internet).
Nói về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội) khuyến cáo, khi mua các sản phẩm dinh dưỡng cho con, nhất là hàng tự chế biến các sản phẩm từ cá hồi các bà mẹ nên cân nhắc thật kỹ. Trên thực tế, vẫn có những sản phẩm không phải là cá hồi thật, mà người ta lấy chất thơm cá hồi trộn vào để tạo nên sản phẩm ruốc cá hồi đem bán.
“Không riêng ruốc cá hồi mà nhiều loại ruốc thịt, ruốc gà bán ở các chợ... vẫn được làm từ bã sắn dây, sau đó người ta trộn thêm nước mắm, gia vị để thành ruốc”, TS.Thịnh khuyến cáo.
Trước thông tin, các mẹ bỉm sữa “rỉ tai” nhau cá hồi có nhiều chất bổ vượt trội các loại cá khác, TS. Thịnh nhấn mạnh, thực chất, cá hồi cũng giống như những loại cá khác, chỉ có điều cá hồi là cá nước lạnh, quý hiếm nên được chuộng hơn. Còn xét về Omega - 3 như người ta đồn đại thì cá thu còn cao hơn nhiều.
TS. Thịnh lưu ý, khi mua các mẹ nên chú ý, ruốc cá hồi khá bở. Còn nếu khi cầm lên, thấy dai, các mẹ nên cân nhắc về thực hư sản phẩm.

Món ngon từ cá hồi giúp bạn khỏe toàn diện

(Kiến Thức) - Hãy tham khảo những cách chế biến cá hồi dưới đây và thêm cá hồi vào thực đơn hàng ngày để khỏe đẹp toàn diện.

Mon ngon tu ca hoi giup ban khoe toan dien
 Cá hồi có hàm lượng cao axit béo omega-3 rất tốt cho da, tóc, tim mạch và não bộ. Bạn có thể tham khảo những cách chế biến cá hồi dưới đây để bổ sung vào thực đơn cho cả nhà.

Sai lầm gần như ai cũng mắc phải khiến cá hồi mất ngon

(Kiến Thức) - Cá hồi có thể là món chính ngon miệng trong bất kỳ bữa ăn nào nhưng nhiều người rất hay mắc sai lầm khi chế biến cá hồi.

Sai lam gan nhu ai cung mac phai khien ca hoi mat ngon

Khi không có điều kiện mua cá hồi tươi và buộc phải mua cá hồi đông lạnh trong siêu thị, hãy quan sát bề ngoài của cá. Cá hồi có nhiều loại do nguồn gốc khác nhau nhưng nói chung cá hồi màu càng tươi càng tốt. Không nên mua cá có màu tái, nhạt hoặc trông có vẻ khô.  

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.