Theo thông tin đăng tải, anh Lý ở Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc, cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Khi cơn đau ập đến, anh thậm chí không thể ăn được bất cứ thứ gì, dù là cháo loãng cũng không ăn được.
Nghĩ rằng đau dạ dày, anh Lý uống thuốc dạ dày 2 ngày liên tục nhưng các triệu chứng không cải thiện. Không còn cách nào khác, anh Lý đành đến Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Ngọc Lâm để điều trị.
Kết quả nội soi cho thấy, trong dạ dày của anh Lý có một đám vật thể cứng màu xanh ngọc, đường kính khoảng 5 cm, là "sỏi dạ dày". Anh Lý cũng cho biết, anh rất thích ăn quả hồng, vào mùa hồng, hầu như ngày nào cũng ăn. Nghe vậy, bác sĩ kết luận, anh Lý bị "sỏi dạ dày" do ăn hồng quá nhiều.
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, may mắn thay, vì đi khám khá sớm nên khi phát hiện sỏi, anh Lý không có triệu chứng như loét dạ dày, chảy máu hay thủng dạ dày, qua xét nghiệm dụng cụ thì thấy "sỏi" tương đối lỏng nên bác sĩ không chỉ định phẫu thuật mà chỉ kê đơn thuốc ức chế axit và dạ dày, bảo vệ niêm mạc. Đồng thời, bác sĩ yêu cầu anh Lý thường xuyên uống nước ngọt Coca.
Anh Lý nghe lời, 1 tuần sau đó, anh uống 100ml Coca mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Đến ngày tái khám, anh quay lại bệnh viện để khám bệnh và vô cùng ngạc nhiên, vui sướng khi thấy "sỏi" trong dạ dày đã hoàn toàn biến mất.
Về vấn đề này, bác sĩ Toàn Quang Huy, bác sĩ trưởng khoa lách và dạ dày, của bệnh viện y học cổ truyền Ngọc Lâm cho biết, mặc dù số trường hợp bị sỏi dạ dày do ăn hồng không nhiều nhưng người dân vẫn tìm đến bác sĩ điều trị hàng năm vì lý do này.
Trong những năm gần đây, ở nước ngoài đã có những trường hợp sử dụng Coca để chữa sỏi dạ dày, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân sỏi dạ dày đều có thể sử dụng phương pháp này.
Bác sĩ Toàn Quang Huy cho biết, Coca là thức uống có ga, chứa khí, các thành phần khác chứa trong nó cũng có tác dụng nhất định trong việc làm tan sỏi nhưng cũng cần lưu ý rằng Coca cũng có thể gây kích thích dạ dày, không nên lạm dụng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. Nguồn video: Sức khoẻ đời sống.