Đào được sâm Ngọc Linh củ bằng chiếc đũa

Một người dân Xê Đăng vừa đào được một cây sâm Ngọc Linh quý hiếm, với phần củ sâm dài hơn chiếc đũa, thân cây có sáu nhánh, có giá bán từ 400-500 triệu đồng.

Ngày 12/2, trong lúc đi bộ vào rừng đặt bẫy thú, anh Hồ Văn Giới cùng hai người dân ở xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) phát hiện cây sâm quý hiếm tại cánh rừng nguyên sinh trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Anh Giới cùng hai người bạn đào được củ sâm Ngọc Linh tự nhiên quý hiếm.
 Anh Giới cùng hai người bạn đào được củ sâm Ngọc Linh tự nhiên quý hiếm.

Anh Giới cho biết, cây sâm này mọc trên gốc cây dương xỉ, rễ đeo bám khắp củ nên 3 người mất hơn ba giờ mới đào xong. Phần củ sâm dài hơn chiếc đũa, thân cây có sáu nhánh, cao hơn 50 cm. Cả củ và thân cây sâm nặng tới 8 lạng.

Thân và củ sâm Ngọc Linh nặng tám lạng.
 Thân và củ sâm Ngọc Linh nặng tám lạng.

Nhóm anh Giới đã mang sâm về bán lại cho một thương lái. Được biết, củ sâm này có giá bán dao động từ 400-500 triệu đồng. Đây là củ sâm có tuổi đời lớn, rất quý hiếm.

Cách đây gần hai năm, vào cuối tháng 6/2016, trong lúc đi rừng, một người dân xã Trà Linh cũng đào được một củ sâm Ngọc Linh tự nhiên “khủng” nặng khoảng 1kg có tuổi đời hơn 100 năm.

Anh Hồ Văn Chiêu đào được củ sâm Ngọc Linh tự nhiên thuộc hàng “khủng”
 Anh Hồ Văn Chiêu đào được củ sâm Ngọc Linh tự nhiên thuộc hàng “khủng”

Người đào được củ sâm “khủng” này là anh Hồ Văn Chiêu, trú tại làng Tu Ton, thôn 4, xã Trà Linh. Ngay sau khi đào được, anh Chiêu đã bán củ sâm quý hiếm này cho bà Thương, chủ cửa hàng tạp hóa, với giá 200 triệu đồng. Bà Thương đã bán lại củ sâm này với giá 250 triệu đồng.

Được biết, sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm K5 là loài sâm quý hiếm mà người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh dùng làm thuốc chữa bách bệnh và được xem là cây thuốc dấu của đồng bào Xê Đăng.

Củ sâm Ngọc Linh 100 năm tuổi, nặng gần 1kg được anh Chiêu tìm thấy ở núi Ngọc Linh.
 Củ sâm Ngọc Linh 100 năm tuổi, nặng gần 1kg được anh Chiêu tìm thấy ở núi Ngọc Linh.

Hiện trên thế giới chỉ có Việt Nam có sâm Ngọc Linh. Cả nước chỉ có 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có sâm Ngọc Linh và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Loại sâm này được đoàn điều tra dược liệu của Ban Dân y Khu V phát hiện năm 1973 tại núi Ngọc Linh, thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đến năm 1985, tiến sĩ Hà Thị Dụng và giáo sư Grushvisky đã xác định đây là một loài nhân sâm mới của Thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, thường được gọi là sâm Việt Nam, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh vừa được công nhận là sản phẩm quốc gia. Theo một số chuyên gia, sâm Ngọc Linh thuộc hàng quý nhất trên thế giới và có giá trị kinh tế cao.

Củ sâm Ngọc Linh của Việt Nam 156 tuổi vô địch thế giới

Sâm Ngọc Linh của Việt Nam có chứa tới 52 saponine, gấp hơn 2 lần sâm Hàn Quốc và có hàm lượng thu suất toàn phần gấp 3 lần sâm Triều Tiên.

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 tại vùng rừng nguyên sinh Ngọc Linh, thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Chuyện lạ: Cả làng đào sâm bán như khoai lang

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, cây cối hoa lá đa dạng, vị thuốc cũng cực kỳ đa dạng.

Thật buồn, khi người Tàu thu mua hết thứ này đến thứ khác, người Việt cứ đào sâm bán, đến khi hết sạch, giá thổi lên giời, mới giật mình và tìm hiểu nó là cây củ hoa lá gì.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.