Đàn ông Thụy Điển kinh khiếp loài cá “cắn bi”

(Kiến Thức) - Tại Thụy Điển, người ta đã phát hiện ra loại cá chuyên đi cắn tinh hoàn nam giới.

Cá pacu thích đớp tinh hoàn nam giới.
Cá pacu thích đớp tinh hoàn nam giới.

Cánh đàn ông Thụy Điển đã được cảnh báo tránh "tắm tiên" sau khi có phát hiện này.

Ngư dân ở vùng Oresund Sound đã bắt được một con cá pacu dài 21cm vào tuần trước.
Loài cá này cùng họ với giống piranha, được biết đến với “sở thích” tấn công cơ quan sinh dục nam và đã được đặt cho biệt danh “kẻ cắn bi” ở quê hương của giống cá này là Nam Phi.
(Hàm răng đáng sợ của cá pacu (ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch)
Thậm chí đã có các thông tin về việc các ngư dân mất máu đến chết sau khi bị cá đớp mất tinh hoàn. Giống cá này có thể to tới 90cm và nặng 25kg.
“Hãy mặc đồ bơi nếu bạn đi bơi ở Sound vào những ngày này,” Henrik Carl, một chuyên gia ngư học tại bảo tàng Đan Mạch nói với báo chí địa phương. “Có thể còn nhiều chú cá như thế hơn nữa ở đó.”
“Lũ cá này cắn vào chỗ đó vì chúng đói, mà tinh hoàn của các ông thì lại nằm đúng vào tầm miệng của chúng”, chuyên gia Carl nói tiếp. “Miệng giống cá này không lớn lắm, nên nó thường ăn lạc, hoa quả, và cá con. Tinh hoàn người cũng phù hợp”.
Mặc dù bắt nguồn từ lưu vực các sông Amazon và Orinoco, loài cá hiểm này cũng thấy có ở Papua New Guinea và Texas, nơi mà giới chức được cho là đã treo giải thưởng 100 USD cho 1 chú pacu phát hiện trong 1 hồ bất kỳ ở đó.
Con cá pacu bắt được ngoài khơi Thụy Điển hiện được kiểm tra ADN để xác định chủng loại.

Choáng ngợp, ảnh thể thao mạo hiểm Red Bull 2013

(Kiến Thức) - Cuộc thi ảnh thể thao mạo hiểm 2013 của Red Bull đã nhận được 28.000 ảnh tham dự đến từ 124 quốc gia trên thế giới.

Những ảnh được giới thiệu trong bài được chọn từ 50 bức ảnh lọt vào vòng chung kết.
 Những ảnh được giới thiệu trong bài được chọn từ 50 bức ảnh lọt vào vòng chung kết.
Cuộc thi ảnh này được chia thành 10 hạng mục và những bức ảnh đoạt giải sẽ được công bố vào cuối tháng 8/2013.

Cuộc thi ảnh này được chia thành 10 hạng mục và những bức ảnh đoạt giải sẽ được công bố vào cuối tháng 8/2013.

Những chuyện kỳ thú về loài cây lớn nhất thế giới

 Bao báp, có nguồn gốc từ Châu Phi, là một loài cây khổng lồ với chu vi gốc có thể lên tới gần 50m và chiều cao khoảng 30-40m, thọ tới 4.000 năm.

Bao báp là một cây họ gạo, có nguồn gốc từ Châu Phi và hiện có nhiều cả ở Australia.
Bao báp là một cây họ gạo, có nguồn gốc từ Châu Phi và hiện có nhiều cả ở Australia. 
Là một cây khổng lồ với chu vi gốc có thể lên tới gần 50m và chiều cao khoảng 30-40m. Tuổi thọ của chúng đạt 4.000 năm.
Là một cây khổng lồ với chu vi gốc có thể lên tới gần 50m và chiều cao khoảng 30-40m. Tuổi thọ của chúng đạt 4.000 năm. 
Bao báp là sự bí ẩn, tình yêu và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân châu Phi trước sự hà khắc của thiên nhiên nơi đây.
Bao báp là sự bí ẩn, tình yêu và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân châu Phi trước sự hà khắc của thiên nhiên nơi đây. 
Trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, gần như quanh năm khô hạn, “cây thần” bao báp đã biết “tự xây hồ chứa nước” ngay trong cơ thể mình để “uống” khi cần.
Trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, gần như quanh năm khô hạn, “cây thần” bao báp đã biết “tự xây hồ chứa nước” ngay trong cơ thể mình để “uống” khi cần. 
“Bụng” bao báp phình như một cái chum khổng lồ, chứa tới 130.000 lít nước.
“Bụng” bao báp phình như một cái chum khổng lồ, chứa tới 130.000 lít nước. 
Không chỉ lấy nước trong cây để phục vụ đời sống hàng ngày mà thổ dân nơi đây còn lấy lá của chúng làm món ăn trong những bữa cơm của họ.
Không chỉ lấy nước trong cây để phục vụ đời sống hàng ngày mà thổ dân nơi đây còn lấy lá của chúng làm món ăn trong những bữa cơm của họ.  
Cùi thịt khô của quả bao báp, sau khi tách khỏi các hạt, ăn được ngay hoặc trộn lẫn với cháo, sữa.

Cùi thịt khô của quả bao báp, sau khi tách khỏi các hạt, ăn được ngay hoặc trộn lẫn với cháo, sữa.

Hoa bao báp khá lớn, nhưng thời gian tồn tại rất ngắn ngủi. Hoa bắt đầu nở rực rỡ vào cuối chiều, đến sáng hôm sau là tàn. Nhưng hương thơm nồng nàn của hoa đã kịp lan tỏa khắp nơi.
Hoa bao báp khá lớn, nhưng thời gian tồn tại rất ngắn ngủi. Hoa bắt đầu nở rực rỡ vào cuối chiều, đến sáng hôm sau là tàn. Nhưng hương thơm nồng nàn của hoa đã kịp lan tỏa khắp nơi.  
Trong thập niên 1890 tại niềm Nam Derby, Australia, bao báp còn là “địa ngục” giam giữ những tử tù. Thân cây được khoét rỗng làm nhà giam.
Trong thập niên 1890 tại niềm Nam Derby, Australia, bao báp còn là “địa ngục” giam giữ những tử tù. Thân cây được khoét rỗng làm nhà giam.  
Giờ đây, nhiều cây bao báp trở thành “khách sạn” của nhiều cặp tình nhân. Người ta đã biến khoảng trống bên trong thân cây thành một căn phòng mát mẻ.
Giờ đây, nhiều cây bao báp trở thành “khách sạn” của nhiều cặp tình nhân. Người ta đã biến khoảng trống bên trong thân cây thành một căn phòng mát mẻ.  
Bao báp là niềm tự hào, là hình ảnh đẹp đẽ của người dân bản địa, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, quật cường.
Bao báp là niềm tự hào, là hình ảnh đẹp đẽ của người dân bản địa, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, quật cường. 
Dù có khả năng sinh tồn hiếm thấy, nhưng số lượng bao báo ngày càng ít đi bởi nhiều nguyên nhân như phá rừng và biến đổi khí hậu.
Dù có khả năng sinh tồn hiếm thấy, nhưng số lượng bao báo ngày càng ít đi bởi nhiều nguyên nhân như phá rừng và biến đổi khí hậu. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.