Cứu sống bé trai 5 tuổi bị đột quỵ

Bé trai 5 tuổi ở Long An được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng méo miệng, yếu liệt tứ chi do có nhồi máu não. 

Ngày 10/11, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã can thiệp thành công giúp bé trai 5 tuổi (quê Long An) bị đột quỵ qua cơn nguy kịch.
Trước đó, bé lên cơn co giật đột ngột và phức tạp, gồng tay chân, không sốt. Bác sĩ qua thăm khám nhận định bệnh nhi có dấu hiệu tổn thương thần kinh định vị, méo miệng, yếu liệt đã chỉ định chụp MRI. Kết quả, ghi nhận bệnh nhi có nhồi máu não vùng đỉnh trái.
Ê- kíp hội chẩn chỉ định thêm chụp DSA mạch não. Thủ thuật chẩn đoán cho phép thuyên giảm hơn 60% liều lượng bức xạ gậy hại cho trẻ nhỏ trong quá trình chụp.
Cuu song be trai 5 tuoi bi dot quy
 Bác sĩ can thiệp mạch máu não giúp bệnh nhi thoát án tử sau khi bị đột quỵ. Ảnh: BSCC
Nhờ chụp mạch máu não, kết quả cho thấy mạch máu não rõ nét và chi tiết hơn đã giúp bác sĩ xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp các biện pháp can thiệp tối ưu.
Hiện bệnh nhân đang hồi phục dần, có thể tự ăn uống, hết co giật, giao tiếp bình thường và phối hợp với vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động ngôn ngữ do tai biến.
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng.
Đột quỵ ở trẻ em tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Mỗi lần đột quỵ, não sẽ càng hư hại không thể nào hồi phục được, sẽ gây ra những khiếm khuyết, di chứng thần kinh ngày càng nặng, thậm chí tử vong. Một số trẻ do điều trị trễ, tổn thương từ lần đột quỵ trước quá nặng, nên sau mổ vẫn còn những di chứng thần kinh.
Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò rất quan trọng, để ngăn ngừa những cơn đột quỵ, tổn thương não tái diễn, đồng thời tránh những di chứng thần kinh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hai thói quen nhiều người mắc làm tăng nguy cơ đột quỵ ngay cả khi bạn còn rất trẻ

Cố chứng tỏ mình bằng cách hút thuốc, uống rượu, dù không nhiều cũng đủ khiến thanh thiếu niên sớm mắc chứng xơ vữa động mạch – nguyên nhân hàng đầu gây đau tim, đột quỵ.

Nghiên cứu mới của University College London (UCL – thuộc Đại học London, Anh) vừa được công bố trên tạp chí khoa học European Heart Journal, cho thấy những phút nông nổi cố chứng tỏ mình trong thời niên thiếu có thể để lại hậu quả sức khỏe suốt nhiều năm sau đó mà nặng nề nhất là những cơn đau tim, đột quỵ .

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên.

“Tình hình đột quỵ não (tai biến mạch máu não) tại Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hoá, không chỉ ở nam mà cả nữ giới”, PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc TT Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai chia sẻ bên lề hội nghị Phục hồi chức năng toàn quốc.

Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ đơn giản

(Kiến Thức) - Video chia sẻ tới bạn những dấu hiệu giúp nhận biết đột quỵ để từ đó bạn có được cho mình những nhận biết sớm để giảm thiểu các biến chứng của bệnh.
 

Video: Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ đơn giản:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.