Cụ bà 79 tuổi 2 năm chỉ nuốt cháo loãng vì u xương chèn kín miệng

Bác sĩ Bệnh viện FV vừa phẫu thuật khối u xương to, hiếm gặp chèn ép vùng khẩu cái vòm miệng, giúp cụ bà 79 tuổi ăn uống bình thường sau 2 năm chỉ ăn cháo loãng.

Bà Phạm Thị M (79 tuổi, Nhà Bè, TP HCM) đến Bệnh viện FV trong tình trạng ốm yếu và suy kiệt.

Bà cho biết đã bị khối u trong khoang miệng từ 9 năm trước nhưng hơn 2 năm gần đây, khối u phát triển to hơn, chèn ép khoang miệng, như cục xương lớn chắn ngay khẩu cái khiến bà không thể ăn uống bình thường.

Cu ba 79 tuoi 2 nam chi nuot chao loang vi u xuong chen kin mieng

TS.BS Võ Công Minh khám khối u xương khẩu cái cho bệnh nhân.

Suốt hơn 2 năm nay bà chỉ ăn được cháo xay nhuyễn cho dễ nuốt và uống sữa để sống qua ngày. Thậm chí thức ăn lỏng bà nuốt cũng khó khăn. Dù đã đi thăm khám nhiều nơi và được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng sợ đụng dao kéo nên bà nhiều lần từ chối điều trị.

Tuy nhiên, càng ngày khối u càng to gây chèn ép và lở loét mỗi khi ăn uống khiến bệnh nhân rất đau đớn. Các cơn đau khiến bà ăn không được, ngủ không yên và dần dần trở nên suy kiệt.

TS.BS Võ Công Minh, Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện FV cho biết, u xương khẩu cái chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh u bướu lành tính của vùng đầu cổ. Tuy nhiên, khối u to đến mức ảnh hưởng chức năng nhai và nuốt như của bệnh nhân cao tuổi này thuộc dạng hiếm gặp và phức tạp.

Mặt dưới khối u hoàn toàn chiếm hết khoang miệng và thường xuyên bị nhiễm trùng do lở loét khiến bệnh nhân càng thêm đau đớn.

Việc húp cháo loãng hay uống sữa mỗi ngày cũng trở thành nỗi ám ảnh do thức ăn trôi qua vết xước niêm mạc, làm vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng, và khiến bà đau nhức vô cùng.

Qua các xét nghiệm kiểm tra bệnh lý đi kèm, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân không ăn uống được do khối u xương khẩu cái gây ra. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật ngay cho bà cụ.

Cu ba 79 tuoi 2 nam chi nuot chao loang vi u xuong chen kin mieng-Hinh-2

BS Võ Công Minh (phải) cùng ekip thực hiện ca mổ lấy ra khối u xương vùng miệng.  

Ca phẫu thuật kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, vì khối u xương quá to chiếm hết vùng hàm trên từ răng bên này sang răng bên kia và mặt dưới khối u cũng đụng mặt lưỡi. Do kích thước khối u quá lớn nên bác sĩ phải mài nhỏ từng phần để gắp ra.

Theo TS.BS Võ Công Minh, khi u lồi bình thường, không ảnh hưởng chức năng nhai nuốt thì không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u có xu hướng phát triển, bệnh nhân cần theo dõi và đến bệnh viện sớm để được điều trị.

Phân biệt các u xương lành tính

(Kiến Thức) - U xương lành tính thường gặp ở tuổi trẻ, có hình thái chung khác biệt với u xương ác tính. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Chẩn đoán u xương rất khó, nhưng khi u phát triển đã rõ trên lâm sàng và X-quang thì phát hiện lại dễ dàng. Tuy nhiên, để phân biệt giữa u xương lành tính và u xương ác tính thì là cả một vấn đề. Một số u xương lành tính hay phát sinh ở một số xương như u xương hay phát sinh ở xương sọ, xương mặt; u sụn hay phát sinh ở xương đốt ngón tay; u huyết quản hay phát sinh ở xương sống; trên xương dài u xương có thể phát sinh ở đầu xương, ở thân xương hoặc chỗ nối đầu xương với thân xương. Một số loại u xương lành tính dưới đây hay gặp.

Nhận diện dấu hiệu u xương ác tính ở trẻ

(Kiến Thức) - Đau nhức, xương dễ gãy, mệt mỏi… là dấu hiệu ung thư xương ác tính thường gặp ở những bệnh nhân nhí. 

Nhan dien dau hieu u xuong ac tinh o tre
 Sarcoma xương còn được biết đến với tên gọi ung thư xương ác tính là loại phổ biến nhất của ung thư xương, đứng thứ 6 trong số các loại ung thư thường tấn công trẻ em. 

Nhan dien dau hieu u xuong ac tinh o tre-Hinh-2
 Nhìn chung, bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em trong tuổi dậy thì; bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bé gái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.