Covid-19: Sống chung F2,3,4 cách ly tại nhà, như nào an toàn?

(Kiến Thức) - Người được cách ly tại nhà tốt nhất nên ở một phòng riêng. Người thân hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.

Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...

Bệnh nhân F0 (dương tính hoặc được xử lý như dương tính) được điều trị tại Bệnh viện.

Covid-19: Song chung F2,3,4 cach ly tai nha, nhu nao an toan cho nguoi than, cong dong?
Trường hợp F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung).
F1 (tiếp xúc ca trực tiếp dương tính) được cách ly theo nguyên tắc đưa đến bệnh viện gần nhất, tiện nhất.
F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung)
Biện pháp cách ly tại nhà (nơi lưu trú) được áp dụng với những người F2 (tiếp xúc F1), F3 (tiếp xúc F2) và F4 (tiếp xúc F3). Những người này phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Làm gì khi cách ly tại nhà:
Nên ở phòng riêng
Người được cách ly tốt nhất nên ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.
Hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình
Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Những người này cần tự theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Đo thân nhiệt, ghi lại tình trạng sức khỏe 2 lần/ngày
Covid-19: Song chung F2,3,4 cach ly tai nha, nhu nao an toan cho nguoi than, cong dong?-Hinh-2
Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa.

Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Sau đó, thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng - chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

Thông báo ngay cho cán bố y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở.

Video "Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình". Nguồn: VTC Now.

Cần làm gì khi gia đình có người thuộc diện cách ly:
Đối với thành viên hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly tại nhà, ngành y tế Hà Nội khuyến cáo:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi cần tiếp xúc.
- Hàng ngày, lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng, tẩy rửa.
- Giúp đỡ, động viên với người được cách ly.
- Thông báo cho cán bộ y tế khi người cách ly có triệu chứng mắc bệnh.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dụng cụ sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly nếu có yêu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại nhà.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.


Bác sĩ thông tin tình trạng sức khỏe bé gái 3 tháng tuổi nhiễm virus Corona

(Kiến Thức) - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sức khỏe của bé gái 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 ở Vĩnh Phúc đã ổn định. Bé không ho, không sốt và ăn uống tốt.

Đại diện Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, để cháu bé N.G.L (3 tháng tuổi) bị nhiễm Covid-19 (nCoV) được điều trị trong điều kiện tốt nhất, tối 11/2, cháu bé đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Sáng 13/2, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi được chuyển lên Bệnh viện, cháu bé được nằm trong phòng cách ly cẩn thận. Đây là 1 trong 5 phòng cách ly tiêu chuẩn của cả nước, đảm bảo không lây nhiễm được ra môi trường, không lây nhiễm cho cán bộ y tế, đảm bảo tốt nhất về phòng hộ.

TP.HCM điều tra từng trường hợp tiếp xúc với người Nhật nhiễm COVID-19

Lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị điều tra toàn bộ người đã tiếp xúc, bay cùng chuyến với du khách Nhật nhiễm COVID-19 để cách ly, theo dõi sức khỏe.

Ngày 6/3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện phối hợp cùng đơn vị trực thuộc Bộ Công an tổ chức điều tra người đã tiếp xúc với du khách Nhật nhiễm COVID-19 trên chuyến bay của hãng Vietnam Airlines. Các đơn vị cần xác định danh sách người nhập cảnh từ chuyến bay trên vào Việt Nam và tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.