Công ty mẹ TikTok xem xét tự thiết kế chip

ByteDance, công ty sở hữu của TikTok, đang xem xét thiết kế chip của riêng mình khi Trung Quốc hướng tới trở nên tự chủ hơn trong công nghệ quan trọng này.

ByteDance, công ty mẹ TikTok, đang có kế hoạch tự thiết kế chip để sử dụng riêng trong các lĩnh vực chuyên biệt vì họ không thể tìm thấy nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu của mình.
Các con chip sẽ được tùy chỉnh để giải quyết khối lượng công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh doanh của ByteDance, bao gồm nền tảng video, thông tin và ứng dụng giải trí. ByteDance cho biết sẽ không sản xuất chip để bán cho các công ty khác. Gần đây, gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc đã thông báo tuyển dụng trên trang web các vị trí liên quan đến thiết kế chip bán dẫn.
Việc đẩy mạnh thiết kế chip bán dẫn của ByteDance phù hợp với 2 xu hướng chính, đó là sự tập trung ngày càng tăng của các công ty nhằm tạo ra chip cho các mục đích cụ thể, cũng như việc chính phủ Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn công nghệ lõi này.
Các công ty Trung Quốc, từ gã khổng lồ tìm kiếm Baidu đến đại gia thương mại điện tử và đám mây Alibaba, đã ra mắt chip tự thiết kế riêng của họ trong vài năm qua, mặc dù những công ty này không có nền tảng truyền thống về chip bán dẫn.
Những con chip được thiết kế riêng là cách để các công ty này tự chủ công nghệ cho những nhu cầu của doanh nghiệp, thay vì mua thiết bị có sẵn từ công ty khác. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn đặt hàng các nhà sản xuất chip theo hợp đồng, thường là các công ty nước ngoài, sản xuất linh kiện bán dẫn. Điều này tương tự như cách của Apple thực hiện trong quy trình sản xuất iPhone.
Chip bán dẫn đi vào nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh đến ô tô, được coi là một trong những "chiến trường" chính giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cuộc cạnh tranh trong công nghệ này ngày càng rộng lớn.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa của mình, nhưng đang phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ ở Mỹ và khu vực khác của châu Á. Gần đây, Trung Quốc đã tăng cường thúc đẩy khả năng tự cung cấp chip bán dẫn nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài.

Các đại gia công nghệ hưởng lợi gì khi ông Joe Biden làm Tổng thống?

(Kiến Thức) - Nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ có thể hưởng lợi khi ông Joe Biden cam kết có lập trường cởi mở hơn đối với vấn đề nhập cư.

Theo CNN, các ông lớn công nghệ Mỹ - hay “Big Tech” (theo cách gọi của CNN) được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giảm thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, không phải tất cả chính sách và hành động của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên đều có lợi cho các đại gia công nghệ này.
Theo khảo sát của CNN, phần lớn nhân viên tại các tập đoàn công nghệ ủng hộ ông Joe Biden. Cụ thể, vào tháng 7, những người làm việc ở Amazon, Google, Facebook và Apple quyên góp cho chiến dịch của ông Biden nhiều gấp 3 lần so với ông Trump.

Ấn Độ cấm cửa hơn 200 ứng dụng Trung Quốc

Doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt tổn thất lớn, sau khi bị Ấn Độ cấm hoạt động trên lãnh thổ nước này.  

An Do cam cua hon 200 ung dung Trung Quoc

5 tháng sau khi bị cấm kinh doanh tại Ấn Độ, Aaron Li – ông chủ Club Factory, ứng dụng bán quần áo và đồ gia dụng giá rẻ cho hàng trăm triệu người dân Ấn Độ qua smartphone – vẫn chưa biết khi nào mới được phép bán hàng trở lại, sau khi New Delhi cấm hàng loạt ứng dụng Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.