Công bố 'thủ phạm' gây ra sự cố chạy thận tại Nghệ An

Ngày 5/8, Sở Y tế Nghệ An chủ trì phối hợp tổ chức họp báo, thông tin về sự cố chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An ngày 30/7. Nguyên nhân sự cố được xác định do nước RO.

Theo thông cáo từ Sở Y tế Nghệ An, hệ thống RO có bộ phận sản xuất và tạo nước RO hoàn toàn bình thường, hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Nghệ An kết luận nguyên nhân xảy ra sự cố chạy thận do nước. Từ đó, yêu cầu bệnh viện HNĐK Nghệ An rà soát lại toàn bộ quy trình, hệ thống chạy thận nhân tạo. Thay toàn bộ hệ thống dẫn nước R.O theo tiêu chuẩn quy định.
Trước đó, như Tiền Phong đưa tin, ngày 30/7, trong quá trình chạy thận, 10 bệnh nhân đang lọc máu có dấu hiệu bất thường. Trong đó, 4 bệnh nhân chỉ có biểu hiện thoáng qua, tự khỏi sau khi kết thúc cuộc lọc, theo dõi tại bệnh viện trong thời gian 30 phút không thấy biểu hiện bất thường nên đã được ra viện. 06 bệnh nhân còn lại có biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng rét run, sốt, mệt, khó thở khi đang lọc máu được 2 – 3h.
Các bệnh nhân đã được hạ sốt, ngừng lọc máu, trong đó 3 bệnh nhân hết triệu chứng sau khi ngừng lọc máu khoảng 20 – 30 phút, theo dõi không thấy các triệu chứng nặng nên đã được cho về, 03 bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run, tụt huyết áp, khó thở nên đã được chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Cong bo 'thu pham' gay ra su co chay than tai Nghe An
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Nghệ An xác định nguyên nhân gây ra sự cố do nước RO. 
3 bệnh nhân nặng gồm: Đặng Thị Trường, (SN 1957), xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An; Nguyễn Thị Hường, (SN 1986), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; Hồ Thị Lộc, (SN 1980), xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Sáng 31/7, 2/3 bệnh nhân nặng theo đề nghị của gia đình đã được chuyển lên tuyến trên - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bệnh nhân Đặng Thị Trường tiếp tục ở lại điều trị, đến thời điểm này đã hồi phục.
Liên quan đến sự cố, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh đã chỉ đạo thành lập Hội đồng chuyên môn xử lý sự cố của bệnh viện HNĐK Nghệ An. Qua đó, yêu cầu bệnh viện này ngừng chạy thận. Lấy mẫu nước RO đầu ra, đầu vào gửi Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Hà Nội xét nghiệm. Kiểm tra lại tất cả các quy trình chạy thận, rửa quả lọc, test acid tồn dư, tẩy máy, pha acid citric 30%, acid MDT. Mời chuyên gia B hỗ trợ bệnh viện…

Bệnh nhân nặng trong sự cố chạy thận đang diễn biến xấu

Ngày 2/6, bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên, 45 tuổi – bệnh nhân nặng trong vụ tai biến chạy thận đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đang có biểu hiện xấu sau vài ngày có hy vọng.

Ngày 2/6, bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên, 45 tuổi – bệnh nhân nặng trong vụ tai biến chạy thận đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đang có biểu hiện xấu sau vài ngày có hy vọng.
Benh nhan nang trong su co chay than dang dien bien xau
 Bệnh nhân Nguyên đang tiếp tục được điều trị

Do tình hình sức khoẻ không tốt, bệnh nhân Nguyên không thể chuyển xuống Hà Nội tiếp tục điều trị. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã lên tận nơi cùng các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình cứu chữa. Bệnh nhân được đặt ECMO (ôxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể là một thiết bị hỗ trợ sự sống). Bệnh nhân đã 2 lần ngừng tuần hoàn nhưng được cấp cứu kịp thời và đã có phản ứng.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay (2.6), sức khoẻ bệnh nhân có dấu hiệu xấu, suy 6 tạng quan trọng.

Ngay trong chiều 2.6, đoàn bác sĩ do GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình hội chẩn trực tiếp và tìm phương án đưa bệnh nhân về Hà Nội.

“Đến thời điểm này, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch. Bệnh nhân Nguyên bị suy cùng lúc 6 tạng: tim, phổi, gan, ruột, thần kinh, tổn thương các cơ, rối loạn đông máu... Bệnh nhân cũng đang chuyển sang giai đoạn nhiễm độc.

Đặc biệt, hiện bệnh nhân này còn bị ngộ độc cấp mà chưa xác định được nguyên nhân là gì. Tình trạng suy gan nặng nề hơn, kèm theo xuất huyết tiêu hoá. Hiện các chỉ số về sinh tồn gần như bằng 0, nhưng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hồi sức tích cực, cấp cứu, chống độc… vẫn đang rất nỗ lực hi vọng cải thiện tình trạng bệnh nhân. Bệnh viện Bạch Mai đã tập trung mọi nhân lực, vật lực để cứu chữa”, GS Bình cho hay.

Sự sống của bệnh nhân Nguyên hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc nên chưa thể chuyển bệnh nhân về Hà Nội để điều trị. Các chuyên gia đang cân nhắc việc có thể sử dụng một loại xe chuyên dụng để có thể chở cả người bệnh và thiết bị máy móc mà vẫn đảm bảo vận hành cho bênh nhân.

Sáng 29.5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 7 người tử vong sau đó; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm. Bộ Y tế đánh giá đây là vụ tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố

"Xóm chạy thận" phập phồng nỗi lo tai biến

Sau vụ tai biến chạy thận, hàng trăm bệnh nhân ở “xóm chạy thận” gần Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) luôn sống trong lo lắng bất an.

Mỗi lần chạy thận đều bất an

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.