Ảnh minh họa. |
Cô gái đồng tính tự tử vì bố ép ngủ với đàn ông
Nhiều cô gái đồng tính đang phải cắn răng chịu đựng bị kỳ thị, bạo hành, tấn công tình dục hoặc sống trong địa ngục mang tên…gia đình.
Một người cha đã gọi điện đến đường dây tư vấn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA tâm sự nỗi đau khổ, hối hận của bản thân. Ông tâm sự, sau khi phát hiện con gái mình – một giảng viên có bằng thạc sĩ nhưng lại đang yêu một cô gái khác, ông đã tìm mọi cách can ngăn, cấm đoán. Đến khi “hết cách”, ông bố đã tự tay pha thuốc ngủ cho con gái uống để người con trai theo đuổi cô suốt mấy năm nay ăn nằm với cô. Ông bố hi vọng sau khi sự đã rồi, con gái ông sẽ chịu an phận làm vợ, làm mẹ. Sau khi biết chuyện, cô gái đồng tính này đã như phát điên và chỉ muốn tự sát. Suốt thời gian sau cô chỉ sống trong câm nặng và như một cái bóng trong căn nhà của mình.
Ảnh minh họa. |
Cũng nỗi đau lòng, dù biết mình là đồng tính nhưng vì sức ép từ gia đình, chị N.T.Y (24 tuổi – Nghệ An) vẫn phải chấp nhận lấy một người mình không hề yêu thương và sinh con cùng anh ta. Để làm tròn bổn phận, Y. đã phải nén lại tất cả tình cảm của bản thân, chấp nhận quan hệ tình dục với chồng trong sự ghê sợ. Đến một ngày, Y. gặp được phụ nữ mình yêu thương. Nhưng khi Y. nói với chồng giới tính thật của mình và đề nghị ly hôn, chồng Y. đã đánh đập vợ thậm tệ. Cả gia đình chồng cũng lao vào hành hạ, đánh đập T cho chừa thói “đua đòi”. Không chịu đựng đuợc, Y. phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để được quyền ly hôn.
Đây là hai câu chuyện trong hàng ngàn nỗi đau của đồng tính nữ được nhắc đến tại Hội thảo “Xác định những ưu tiên của cộng đồng đồng tính nữ tại 5 tỉnh phía Bắc” do CSAGA tổ chức ngày 17/6.
Nghiên cứu được thực hiện tại 5 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Lào Cai trên số mẫu là 387 người bao gồm cáo đối tượng đồng tính nữ, người thân và bạn bè của người đồng tính nữ. Theo đó, có tới 15,6% người được hỏi cho rằng họ sẽ ngăn cấm và phải đối khi biết con gái là người đồng tính; 14,7% người cho biết họ không chấp nhận làm việc với người đồng tính; 12,5% người nói sẽ chấm dứt quan hệ hoặc hạn chế tiếp xúc nếu biết bạn mình là người đồng tính.
Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những người đồng tính nữ không hề dể thể hiện giới tính như những người đồng tính nam bởi nhiều rào cản từ cộng đồng và những định kiến dành cho phụ nữ: 31,8% nguời đồng tính nữ cho rằng họ bị người khác dùng lời nói, cử chỉ dè bửu; 27,5% bị lôi ra làm trò đùa vui và 6,5% bị quấy rối, tấn công bạo lực.
Theo ông Lê Văn Sơn – Trưởng nhóm nghiên cứu Dự án thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam, rất khó để thay đổi nhận thức của người dân về đồng tính nữ trong khi ngay chính bản thân những người đồng tính không dám bộc lộ mình. Chính vì điều này đã khiến cộng đồng người đồng tính nữ bị chịu thiệt thòi và bất công rất nhiều trong cuộc sống: “Cần lồng ghép các chủ đề chống phân biệt kỳ thị đối xử vào các văn bản luật hiện tại và đẩy mạnh các hoạt động vận động xây dựng Luật phòng chống phân biệt đối xử. Chỉ có như vậy người đồng tính, đặc biệt là đồng tính nữ mới có hành lang pháp lý để tự giải thoát khỏi “vỏ ốc” của chính mình” – ông Sơn nói.
Câu chuyện tìm lại chính mình của cô gái đồng tính Việt
(Kiến Thức) - Để xác nhận mình là một người đồng tính nữ, cô gái gốc Việt đã phải trải qua nhiều tháng năm dằn vặt, hoài nghi bản thân.
Dưới đây là tâm sự của Dung về cuộc hành trình tìm lại mình.