Con cái nói 3 câu này, cha mẹ cho đi khám trầm cảm ngay

Hàng năm, các vụ tự tử ngày càng trẻ hóa do vấn đề tâm lý, các bậc cha mẹ phải ý thức được điều này. Điều gì đã xảy ra với những đứa trẻ?

Thanh thiếu niên trong xã hội đương đại phải chịu áp lực vô cùng lớn. Cụ thể, áp lực học hành và điểm số đã trở thành vấn đề đau đầu nhất đối với các bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ. Khi chúng ta cố gắng hết sức để điều chỉnh theo nhịp sống của xã hội, suy nghĩ của trẻ em cũng thay đổi.
Hàng năm, các vụ tự tử ngày càng trẻ hóa do vấn đề tâm lý, các bậc cha mẹ phải ý thức được điều này. Điều gì đã xảy ra với những đứa trẻ? Đứa trẻ đang kêu cứu nhưng phụ huynh không hề hay biết.
Con của cô Trương, năm nay 11 tuổi, tương đối sống nội tâm và ít nói. Vì độ khó ngày càng tăng của việc học ở các lớp trên nên điểm số của em ngày càng sa sút. Do đó, cô Trương thường lớn tiếng mắng mỏ con mình. Khi bị mẹ la mắng, con cô Trương trốn trong phòng khóc và lẩm bẩm một mình.
Con cai noi 3 cau nay, cha me cho di kham tram cam ngay
 Ảnh minh họa.
Ngày hôm sau khi tan học, đứa trẻ mang giấy báo điểm về nhà. Mặc dù đã tốt hơn lần trước nhưng nhìn chung vẫn tệ nên cô Trương lại tiếp tục mắng chửi con. Đứa trẻ không kìm được nước mắt, trước khi cô Trương nói xong, em đã trốn vào phòng mình.
Sau đó, cô Trương quan sát con kỹ hơn, thường thấy con gái tự ôm lấy mình và nói: "Tôi chỉ là đồ bỏ đi, nếu không thể làm cho mẹ vui, tôi không nên ở lại thế giới này nữa".
Sợ hãi, cô Trương đã báo cáo tình hình với giáo viên và nhận được câu trả lời: "Đứa trẻ phải chịu nhiều áp lực tâm lý, nên đi khám và xin tư vấn tâm lý, cha mẹ khi giáo dục con không nên chỉ nhìn vào điểm số mà phải quan tâm đến sự phát triển tâm lý của trẻ".
Đúng như vậy, lẽ ra cha mẹ phải là người gần con và hiểu con nhất, nhưng nhiều cha mẹ lại bỏ qua trạng thái tâm lý của con, để con phát ra tín hiệu đau buồn nhưng không quan tâm. Nếu như thấy con thường xuyên hoặc bất chợt nói 3 câu nói này, bạn phải đưa con đi khám tâm lý ngay kẻo hối không kịp.
1. "Con không nên là con của cha/mẹ"
Nhìn bề ngoài, câu nói này là sự bất mãn của đứa trẻ với cuộc sống hiện tại, nhưng thực chất, nó ẩn chứa sự phủ nhận bản thân. Khi lớn lên, trẻ cần hình thành nhận thức đúng đắn về bản thân để phát triển tốt hơn, nhưng nếu mọi thứ trong cuộc sống không diễn ra như mong đợi sẽ khiến trẻ cảm thấy thế giới này vô nghĩa và thậm chí có ý tưởng từ bỏ mọi thứ.
2. "Nếu con chết, mọi thứ sẽ ổn thôi"
Ngoài việc trẻ đánh giá thấp về bản thân, những tiếng nói tiêu cực bên ngoài cũng có thể tác động nhất định đến nhận thức về bản thân của trẻ.
Ví dụ, nếu cha mẹ có yêu cầu quá cao đối với con cái và con cái luôn không đáp ứng tiêu chuẩn của cha mẹ, thì con cái sẽ cực kỳ tiêu cực, nghĩ rằng chúng không phải là đứa trẻ mà cha mẹ chúng muốn, rồi cuối cùng rơi vào trạng thái tâm lý cực xấu, lựa chọn dại dột.
Con cai noi 3 cau nay, cha me cho di kham tram cam ngay-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
3. "Con không thể làm tốt bất cứ điều gì"
Một số trẻ có tâm hồn rất mỏng manh và rất sợ thất bại. Khi cuộc sống của họ đầy rẫy những sai lầm, vấp váp, điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy mình như một kẻ bất lực.
Khi một đứa trẻ thường xuyên trải qua thất bại và không thể cải thiện tình hình thông qua nỗ lực của bản thân, đứa trẻ sẽ ghim câu nói này trong não và luôn nhắc nhở bản thân rằng mình là một kẻ vô dụng.
Cha mẹ nên làm gì nếu con mình có xu hướng trầm cảm?
Nhiều đứa trẻ sẽ gặp vấn đề tâm lý này. Nó không xảy ra trong một sớm một chiều. Khi cha mẹ phát hiện ra vấn đề, đồng nghĩa với việc trẻ có các triệu chứng tương ứng. Trước những biểu hiện bất thường của trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý hơn và đưa trẻ đi khám. Bác sĩ chuyên môn sẽ tìm hiểu trạng thái tâm lý của trẻ và đưa ra chẩn đoán.
Nếu trẻ có vấn đề về tâm lý, cha mẹ phải phối hợp với bác sĩ để điều trị đúng cách cho trẻ. Nếu trẻ chỉ có các khuynh hướng liên quan đến trầm cảm, cha mẹ nên thay đổi cách giao tiếp, chung sống với con một cách hợp lý và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ thoát khỏi ám ảnh tâm lý.

Nữ luật sư nhảy lầu tử vong: Báo động bệnh trầm cảm ngày càng tăng

(Kiến Thức) - Công quan Công an tìm thấy trong căn hộ của nữ luật sư rơi lầu có sổ khám bệnh tại bệnh viện tâm thần với chứng trầm cảm. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần.

Tối 16/11, Công an quận Thủ Đức, TP HCM cho biết bước đầu xác định nguyên nhân nữ luật sư N.T.M.T (SN 1970, ngụ chung cư Sunview Town, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nữ luật sư bị bệnh trầm cảm, có dấu hiệu tự tử.
Nu luat su nhay lau tu vong: Bao dong benh tram cam ngay cang tang
Hiện trường thời điểm thi thể nữ luật sư được phát hiện dưới sảnh chung cư. Ảnh: CAND. 

Thời điểm phát hiện thi thể nữ luật sư dưới sảnh chung cư Sunview Town, tổ công tác đã kiểm tra căn hộ của luật sư T trên tầng 18, phát hiện trên bàn làm việc nhiều giấy tờ, sổ khám bệnh ở bệnh viện Tâm Thần, trong đó bác sĩ thăm khám và xác định luật sư T đang điều trị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. Khu vực luật sư T rơi xuống là căn phòng ngủ có cửa sổ, không ban công, không khung sắt che chắn. Cạnh cửa sổ là một chiếc ghế sắt.

Theo người nhà của luật sư T, sau khi biết tin nữ luật sư mắc bệnh trầm cảm, người nhà đã thuê người đến chăm sóc. Trưa 15/11, người đến chăm sóc luật sư T được luật sư T yêu cầu ở ngoài phòng khách còn mình vào phòng ngủ thay đồ. Được một lúc thì người chăm sóc này nghe hô hoán có người nhảy lầu, vào phòng kiểm tra thì không thấy luật sư T đâu. Xuống sảnh chung cư kiểm tra phát hiện luật sư T tử vong nên báo với gia đình nạn nhân. Khám nghiệm tử thi luật sư T tử vong do đa chấn thương, không có tác động từ người khác.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Trong đó trầm cảm ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ.

Thống kê bệnh trầm cảm ở Việt Nam

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Điều đáng nói là nhiều người vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, khiến việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

PGS.TS. Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, cho hay, trầm cảm là một rối loạn phổ biến, xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hội chứng này gặp tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch kèm theo như đột quỵ, Parkinson. Đáng lưu ý khi có tới hơn 2/3 người bị trầm cảm không nhận ra mình có bệnh và không được điều trị. Chỉ có khoảng 20% những bệnh nhân này được điều trị đúng chuyên khoa và đúng phác đồ.

Điều đáng báo động là có tới 48% những người trầm cảm có ý tưởng tự sát và 24% những người có toan tự sát được báo cáo là không nhận được sự hỗ trợ điều trị trước đó.

Nu luat su nhay lau tu vong: Bao dong benh tram cam ngay cang tang-Hinh-2
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Ảnh minh họa. 

Phụ nữ muốn chống trầm cảm, nhất định phải ăn thứ này nhiều hơn

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chứng trầm cảm và việc ăn trái cây. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ trái cây ít hơn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Phu nu muon chong tram cam, nhat dinh phai an thu nay nhieu hon
Bệnh trầm cảm được phương Tây gọi là "Những lo buồn màu xanh", số liệu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở đa số các quốc gia đang tăng lên nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.