Co giật vì uống cà phê lúc đói

Chị Nguyễn Thu Phương (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, một lần, khi đi làm về, trong lúc đói và khát nước, chị đã pha 2 gói cà phê tan để uống. Tuy nhiên, sau khi uống khoảng 15 phút, chân tay chị bị run, mạch đập nhanh, choáng váng, không biết gì và được gia đình đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhà.

Chị đã hỏi bác sĩ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có phải do uống cà phê lúc đói.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
BS Lê Xuân Thắng - Bệnh viện Quân Y 103 trả lời: Tình trạng bệnh nhân bị co giật, chân tay run như bạn nói trên là do uống cà phê lúc đói. Nếu bạn uống cà phê đúng cách và đúng thời điểm (như sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút...) thì rất tốt nhưng nếu dùng sai cách như trên thì lại không tốt cho sức khoẻ. Nguyên nhân là do cafein trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và hoạt động của hệ thống tim mạch.

Vì vậy, trong một số trường hợp, uống cà phê sẽ làm tim đập nhanh hơn, nhức đầu, run tay, hồi hộp. Mặt khác, cafein còn kích thích làm tăng tiết axit dịch vị nên nếu uống cà phê đậm đặc lúc đói thì có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, ợ hơi, nôn...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.