Cô gái nhịp tim 137 chu kỳ/phút, phải cấp cứu do cường giáp

Cường giáp trạng là hội chứng do tuyến giáp hoạt động tiết ra quá nhiều hoormon giáp, rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim.

Đang điều trị Basedow phải cấp cứu vì cường giáp
Trong thời gian cư trú tại Phú Thọ, cô gái 23 tuổi, có địa chỉ tại Quy Nhơn, Bình Định phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế Cẩm Khê (Phú Thọ) do nhịp tim lên nhanh.
Thời điểm nhập viện, nhịp tim của bệnh nhân tăng lên 137 chu kỳ/phút, hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, run tay, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, xét nghiệm cho thấy chỉ số FT3, FT4 tăng cao, TSH giảm; tiền sử đang dùng thuốc điều trị Basedow. Bệnh nhân được chẩn đoán Cường giáp, chỉ định dùng thuốc kháng giáp trạng, giảm nhịp tim.
Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhân ổn định, được ra viện và tiếp tục duy trì thuốc hàng ngày.
Theo Bác sĩ Mai Thị Hạnh, Khoa Nội tổng hợp: Cường giáp trạng là hội chứng do tuyến giáp hoạt động tiết ra quá nhiều hoormon giáp, rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim; lồi mắt và đặc biệt “cơn bão giáp” có thể gây tử vong cho bệnh nhân.
Bác sĩ Hạnh cho biết thêm: Trái với bướu cổ đơn thuần, người bệnh basedow cần có chế độ ăn hạn chế thức ăn có chứa nhiều iod, đồng thời duy trì chế độ dùng thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ để hạn chế các biến chứng của bệnh.
Co gai nhip tim 137 chu ky/phut, phai cap cuu do cuong giap
 Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tim mạch gây tăng nhịp tim ở người bệnh basedow - Ảnh minh họa
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cường giáp
Hormon tuyến giáp có tác động đáng kể đến chức năng và cấu trúc tim mạch. Theo đó, biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp cũng là một trong các biến chứng trên những hệ cơ quan thường gặp trong cơ thể khi bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị đúng mức.
Tác động của hormone tuyến giáp lên tim và mạch máu ngoại biên bao gồm giảm sức cản ngoại biên và tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi, qua đó làm tăng sức co bóp thất trái và lượng máu hậu tải. Hormon tuyến giáp làm giảm sức đề kháng ở các tiểu động mạch ngoại biên thông qua tác động trực tiếp lên thành mạch và giảm áp lực động mạch trung bình.
Hơn nữa, hormone T3 cũng làm tăng tổng hợp erythropoietin, dẫn đến tăng khối lượng hồng cầu. Những thay đổi này kết hợp để thúc đẩy tăng thể tích tuần hoàn trong cơ thể, cao hơn từ 50% đến 300% so với người bình thường.
Ở một khía cạnh khác, trong khi hormon tuyến giáp khi mắc cường giáp hoạt động tích cực để hạ thấp sức cản ngoại vi, điều này khiến áp lực động mạch trung bình giảm thì hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, lại tăng cường hoạt động. Bằng cách tăng tái hấp thu muối và nước, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone sẽ phản ứng lại làm tăng thể tích máu và tải trước, góp phần làm tăng cung lượng tim.
Chính sự cộng hưởng giữa chức năng của hormone tuyến giáp và hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, hệ quả là tạo nên gánh nặng cho cơ quan tim mạch. Cơ tim biến đổi để đáp ứng với yêu cầu tăng tải thể tích nên về lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh basedow biến chứng suy tim.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp với những mức độ khác nhau nếu mục tiêu kiểm soát nồng độ hormone tuyến giáp trong máu không đạt được khi điều trị cường giáp.
Co gai nhip tim 137 chu ky/phut, phai cap cuu do cuong giap-Hinh-2
Bệnh basedow có thể gây ra biến chứng suy tim sung huyết ở người bệnh - Ảnh minh họa 
Các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp bao gồm:
Rối loạn nhịp tim: Bệnh cường giáp có liên quan đến rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn chức năng của nút xoang và ổ đập bất thường. Chính tác dụng của các hormone tuyến giáp làm tăng hoạt tính của các ổ loạn nhịp, thoát khỏi sự ức chế của nút xoang.
Bệnh nhân không được điều trị cường giáp có tỷ lệ bị ngoại tâm thu cao và có nguy cơ vào các cơn loạn nhịp nguy hiểm, dễ trụy tuần hoàn nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
Rung nhĩ: Rung nhĩ là tình trạng tim không đều và thường có tần số nhanh. Tình trạng này có thể dẫn đến đột quỵ, là một trong các biến chứng bệnh cường giáp.
Bệnh nhân có nguy cơ rung nhĩ do cường giáp thường là người già và những người mắc bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Các đối tượng này thường phải điều trị với thuốc loãng máu để dự phòng khả năng hình thành huyết khối trong tim.
Suy tim sung huyết: Suy tim sung huyết là một tình trạng có thể gây ra bởi cường giáp không được điều trị trong khoảng thời gian lâu dài. Bởi vì hormone tuyến giáp làm tăng thể tích tuần hoàn, sợi cơ tim phải tăng trương lực, tăng sức co bóp, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.
Bệnh basedow biến chứng suy tim sung huyết sẽ tăng lên ở những bệnh nhân có độ tuổi trên 60, những người mắc bệnh cường giáp chưa phát hiện và những người đã từng mắc bệnh tim mạch từ trước. Đôi khi suy tim còn có thể là biểu hiện đầu tiên của cường giáp ở những bệnh nhân cao tuổi, trong khi các triệu chứng cường giáp khác lại mơ hồ.
Bệnh van tim: Khả năng thoái hóa van sẽ tăng lên và tốc độ nhanh hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh basedow. Chính vì thế, siêu âm tim cần được chỉ định định kỳ ở những bệnh nhân mắc bệnh basedow, nhằm tầm soát các biến chứng bệnh cường giáp nói chung hay các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp nói riêng, nhất là trong các trường hợp nghe thấy tiếng âm thổi trong tim.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp thứ phát là một trong các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp. Nói một cách khác, trên những bệnh nhân mới được chẩn đoán tăng huyết áp, nhất là khi tuổi còn trẻ, xét nghiệm chức năng tuyến giáp là cần thiết.
Nguyên do là đôi khi tăng huyết áp là triệu chứng đơn độc của bệnh basedow. Đồng thời, nếu tăng huyết áp không được phát hiện, sự đối phó với tình trạng tăng áp suất trong lòng động mạch lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh basedow biến chứng suy tim.
Tăng áp động mạch phổi: Động mạch phổi là mạch máu riêng biệt có chức năng đưa máu đến tim. Trong khi tác động của hormone tuyến giáp làm tăng cung lượng tim, giảm sức cản ngoại vi thì hệ quả trên áp lực động mạch phổi không có sự tương xứng, cuối cùng dẫn đến tăng áp động mạch phổi thực sự.
Sự gia tăng áp lực động mạch phổi làm tăng tải trọng trên tâm thất phải, khiến tâm thất phải co bóp với lực mạnh hơn để đẩy máu vào mạch máu phổi, cuối cùng dẫn đến tăng sức cản phổi và tổn thương mao mạch phổi. Lúc này, suy giảm chức năng trao đổi khí tại nhu mô phổi ở những bệnh nhân có tình trạng tăng hormone tuyến giáp kèm theo cần nhận định là biến chứng bệnh cường giáp.

Bệnh cường giáp gây ra cung lượng tim cao và phì đại thất trái ở giai đoạn đầu, giãn nở và suy tim sung huyết ở giai đoạn muộn. Đây là cơ chế gây ra các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp. Theo đó, điều trị sớm và kiểm soát hiệu quả hormone tuyến giáp là chìa khóa trong việc ngăn ngừa hậu quả bệnh basedow biến chứng suy tim.

Cường giáp tránh ngay các loại thực phẩm này kẻo hối cả đời

Mọi người thường lo bệnh cường giáp không được ăn dưa hấu, nhưng đây không phải món đáng lo. Thay vào đó, họ nên tránh 3 loại rau quả dưới đây để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cuong giap tranh ngay cac loai thuc pham nay keo hoi ca doi
Cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân... 

Cường giáp không chữa, hậu quả vô cùng đáng sợ

Điều gì xảy ra nếu cường giáp không được điều trị? Các bác sĩ nhắc nhở bạn đừng lơ là, hậu quả rất nghiêm trọng.

Cường giáp tên đầy đủ là hyperthyroidism, theo thống kê lâm sàng, hơn một nửa trường hợp cường giáp là do bướu giáp độc mãn tính gây ra. Phần khác là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp, khiến hàm lượng hormone giáp trong máu tăng lên rất nhiều, nồng độ cũng tăng cao dẫn đến cường giáp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.