Ngưỡng tưởng chỉ có loài người tàn bạo mới nghĩ ra những bữa tiệc sát máu, ăn não động vật ngay khi chúng còn sống. Nhưng tại Gough Island, một hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương, danh xưng bạo chúa này lại để dành cho những con chuột "gangster".
Trong một số lần đặt bẫy video, Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia (RSPB), một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã của Anh Quốc đã quay được cảnh một "băng đảng" chuột tràn vào tấn công tổ của chim hải âu.
tiêu của chúng là giết thịt và ăn não của những con chim non. Nhưng đối với những con chim đã lớn và đủ khMụcả năng tự vệ, lũ chuột không hạ được chúng sẽ nhảy lên đầu, lên bụng và rỉa thịt chúng.
Để mỗi lần quay trở lại, đối với những con chuột đều là một bữa tiệc hoang dại, chúng sẽ tiếp tục ăn khẩu phần đang bỏ dở của mình. Trong lúc đó, những con hải âu tội nghiệp vẫn còn sống nhưng không có cách nào chống cự lại.
Gough Island là một trong những địa điểm xa xôi nhất trên Trái Đất. Nó nằm giữa biển Nam Thái Bình Dương, trên đường nối giữa Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi và Mũi Sừng của Chile – điểm cực nam của Nam Mỹ.
Hòn đảo này được các thủy thủ Bồ Đào Nha khám phá lần đầu tiên vào thế kỷ 16. Nhưng vì vị trí địa lý xa xôi, không một ai dám đến đó ở và cũng không có nước nào muốn tuyên bố chủ quyền. Cho đến tận năm 1938, Hải quân Hoàng gia Anh mới đặt chân đến đây và sáp nhập đảo Gough vào Anh.
Trước khi có sự hiện diện của con người, đảo Gough là nhà và là thiên đường cho hải âu Tristan (Diomedea dabbenena) và hải âu petrel Đại Tây Dương (Pterodroma incerta). Gần như toàn bộ dân số của 2 loài chim này trên thế giới đều cư trú ở đó.
Các nhà khoa học ước tính có khoảng 10 triệu cá thể chim trên đảo Gough thuộc vào 20 loài khác nhau. Ngoài ra, nó còn là nhà cho một quần thể hải cẩu lông thú và một số loài cá voi Nam Đại Tây Dương.
Gough vì thế đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vì là một trong những hệ sinh thái ít bị gián đoạn nhất trên hành tinh. Đó là cho đến khi những thủy thủ trong thế kỷ 19 thường xuyên ghé vào đó, và mang theo một vị khách không mời, một loài xâm lấn nguy hiểm: Chuột nhà (Mus musculus).
Chúng ta biết chuột nhà vốn là một loài động vật hoang dã, nhưng chúng đã tiến hóa và thích nghi với điều kiện sống gần với con người, nơi có thể dễ dàng tìm được thức ăn và chỗ trú ẩn. Sống cùng với con người cũng có nghĩa là chuột sẽ được bảo vệ khỏi những loài đi săn chúng, chẳng hạn như rắn hoặc diều hâu.
Những con chuột sau đó còn theo chân các thủy thủ lên tàu viễn dương và được đưa đi khắp thế giới. Nhất là trong thời kỳ khai phá thuộc địa của người Châu Âu, với mỗi miền đất và mỗi hòn đảo mà họ đặt chân đến, lũ chuột nhà cũng tìm được cách tới đó và ở lại.
Đảo Gough thực sự chỉ là một trong những nạn nhân của dịch bệnh chuột. Nhưng địa điểm này là nạn nhân điển hình và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kể từ khi lũ chuột nhà tới đây, chúng đã tiến hóa để to lên. Một con chuột nhà ở đảo Gough phải to gấp rưỡi chuột nhà bình thường. Chúng có thể đạt tới kích thước 10 inch (tương đương 27 cm), tính cả đuôi.
Vì hòn đảo không có người ở, chuột nhà buộc phải trở lại kiếm ăn trong môi trường tự nhiên. Và ở đảo Gough thì có sẵn trứng chim và những con hải âu non mà chúng có thể giết thịt.
Không có thiên địch trên một hòn đảo giữa Nam Đại Tây Dương, chuột nhà tha hồ phát triển. Vào mùa hè, mật độ dân số của chúng có thể đạt tới 300 con trên mỗi ha. Điều đó có nghĩa là trên đảo Gough, rộng 65 km2, phải có tới 1,9 triệu con chuột tất cả.
Và đó là ác mộng với những con hải âu đang làm tổ và đẻ trứng ở đây.
Những sự kiện chuột tấn công chim hải âu đã được ghi nhận trên đảo san hô Midway ở Bắc Thái Bình Dương. Ở đảo Gough, sau nhiều năm tỏ ra dễ thương và chỉ gặm nhấm cây củ trên đảo, lũ chuột đã phát triển quá mức khiến thức ăn cạn kiệt và chúng buộc phải chuyển sang săn hải âu non.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Trong những năm gần đây, Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia Anh cho biết chuột nhà trên đảo Gough bắt đầu tấn công cả chim hải âu trưởng thành
Những con chim cao tới 1 m và nặng gấp 300 lần chuột cũng bị chúng quây lại và rỉa thịt. Trong những đợt tấn công tổ hải âu, lũ chuột thường đi theo "băng đảng" lên tới gần 10 con. Chúng thường rỉa lông và da đầu, da bụng của hải âu, trước khi quay trở lại nhiều lần để ăn vào tận não và ruột của những con chim xấu số.
Băng đảng chuột tấn công hải âu trên đảo Gough.
Năm 2004, Ross Wanless – một nhà khoa học tại Đại học Cape Town, Nam Phi đã đặt camera hồng ngoại để theo dõi 300 tổ hải âu Tristan trên đảo Gough. Kết quả cho thấy lũ chuột đã tấn công và giết chết 256 con hải âu trong số đó.
Chris Jones, một trợ lý trong chương trình bảo tồn hải âu của RSPB cho biết: "Những cuộc tấn công của chuột vào chim trưởng thành có thể tàn phá cơ hội sống sót của quần thể, bởi mỗi con chim này có thể đẻ hàng chục trứng trong suốt cuộc đời của chúng".
Chúng ta biết hải âu là loài giao phối suốt đời, và cứ 2 năm chúng lại đẻ ra một quả trứng. Vì vậy, để bảo vệ những sinh linh này khỏi lũ chuột khát máu, RSPB đã tiến hành một kế hoạch tiêu diệt toàn bộ chuột trên đảo Gough.
Năm ngoái, họ đã dùng máy bay trực thăng để thả ngũ cốc chứa bả chuột xuống hòn đảo. Chương trình được tài trợ đến 9,2 triệu Bảng Anh, nhưng đến cuối năm 2021 đã bị đánh giá là thất bại.
Đó là vì các nhà khoa học tìm thấy những con chuột đã ăn bả trên đảo Gough nhưng vẫn còn sống. Hòn đảo này, do đó, vẫn là một địa ngục với những con hải âu một khi lũ chuột satan khát máu còn ở đó.