Chủ quan khi bị chuột cắn, hai vợ chồng nhập viện cấp cứu

Trong lúc đuổi bắt chuột, hai vợ chồng ở Hải Dương bị chuột cắn vào ngón tay chảy máu. 5 ngày sau cả hai sốt cao li bì, mê sảng, toàn thân gai rét phải đi cấp cứu.

Mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận cặp vợ chồng ở Hải Dương nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ C, toàn thân ớn lạnh, kèm theo vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.

Qua khai thác bệnh sử được biết, trước đó cả hai đuổi bắt chuột và bị chuột cắn vào tay. Do chủ quan, họ chỉ rửa vết thương bằng xà phòng và nhỏ dầu gió.

Chu quan khi bi chuot can, hai vo chong nhap vien cap cuu
 Vết chuột cắn trên tay hai bệnh nhân bị sưng tấy, phù nề. Ảnh: Vietnamnet
Tuy nhiên, sau 5 ngày, cả hai bắt đầu sốt cao, mê sảng, cơ thể rét run, vết thương sưng đau và không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đến khám tại bệnh viện tuyến huyện, họ được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cả hai mắc bệnh sốt do chuột cắn (Sodoku). Sau hơn 1 tuần điều trị tích cực, các dấu hiệu lâm sàng cải thiện, hai vợ chồng được ra viện.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, sốt do chuột cắn là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân do xoắn khuẩn Spirillum minus có trong hầu họng của chuột. Bệnh lây trực tiếp qua vết cắn, thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến 2 tuần.

Các triệu chứng bao gồm sốt cao theo chu kỳ, ớn lạnh, đau cơ, viêm khớp, viêm họng, nôn mửa, sưng tấy vết cắn và nổi hạch tại vùng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm gan, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong.

Bệnh không phổ biến nhưng không ít trường hợp phải nhập viện với nhiều biến chứng do chủ quan.

Bác sĩ Cường khuyến cáo khi bị chuột cắn hoặc cào xước da, trong 15 phút đầu, người dân cần vệ sinh vết thương bằng nước sạch và xà phòng rồi rửa lại bằng dung dịch sát trùng như cồn 90 độ, iodine, betadine.

Sau đó, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm, có thể tiêm phòng vắc xin uốn ván và sử dụng liệu pháp kháng sinh nhóm beta-lactam trong 5 đến 7 ngày. Khi bị sốt cao, vết thương sưng tấy, nổi hạch, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.           

Đang mơ màng ngủ, người phụ nữ bị chuột cắn vào nhãn cầu

(Kiến Thức) - Người phụ nữ run rẩy sợ hãi khi nhận ra mình bị chuột cắn vào nhãn cầu. Cô lập tức đến bệnh viện để điều trị.

Do thời tiết quá khắc nghiệt ở Australia nên đầu năm nay bệnh dịch hạch đã bắt đầu xảy ra nhiều hơn. Hàng nghìn con chuột chạy khắp nơi và tấn công con người liên tục. Mới đây, một người phụ nữ ở Australia đã có trải nghiệm kinh hoàng khi bị chuột cắn vào nhãn cầu.

Bại não nằm bất động, cụ bà bị đàn chuột tấn công

Cứ nghĩ về việc người vợ tổn thương não, không thể cử động nên bị chuột cắn đến thương tích đầy người, ông John rất buồn và tự trách bản thân.

Sự việc hy hữu xảy ra ở Bingham, Nottinghamshire, Anh. Bà Diana Kirk, 76 tuổi, bị tổn thương não, không thể cử động, chỉ có thể nằm trên giường, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào ông John Kirk, 85 tuổi. Nhưng vì bệnh tật, hai vợ chồng đã ngủ riêng từ lâu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.