Choáng váng vì con dâu sống quá rành mạch

Ban đầu, tôi cho là tình cờ. Về sau, việc lặp đi lặp lại rất nhiều lần, thì tôi mới biết hóa ra con dâu không muốn nợ nần ai.

Tôi có hai người con, một trai và gái. Trên chồng cháu có chị chồng. So sánh về hoàn cảnh, kinh tế của gia đình chị chồng cháu có phần khá giả hơn, vững vàng hơn một chút. Chị chồng cháu không phải là người hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết bo bo cho bản thân. Vì thế, mỗi khi có dịp chị cháu thường mua tặng các em đồ này thức nọ, khi thì chiếc áo cho mẹ, lúc là cặp sách, đồ chơi cho các con. Tôi nghĩ, chị cho em, bác cho cháu quà cũng là bình thường. Có quan tâm, yêu mến nhau thì người ta mới làm vậy.

Không ngờ, chính những món quà đó lại khiến con dâu tôi phải khổ sở. Cháu cũng ra sức mua quà để… tặng lại, coi như một cách “trả nợ” nhà chị chồng. Nhưng, như thế chưa đủ. Cháu còn để tâm xem món quà đó trị giá bao nhiêu thì khi trả lại cũng phải tương ứng. Có một lần, chị chồng mua tặng em dâu chiếc áo sơ mi. Về nhà, con dâu tôi cũng nhận áo nhưng sau đó thì phải hỏi bằng được… giá tiền chiếc áo thế nào. Ngày hôm sau, cháu đi tìm mua ngay cho chị một thỏi son môi và để cả cái hóa đơn tính tiền xêm xêm trị giá cái áo mang đến tặng chị chồng.

Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đó là sự tình cờ. Về sau, sự việc lặp đi lặp lại rất nhiều lần, thì tôi mới biết hóa ra con dâu không muốn nợ nần ai. Sinh nhật con mình, anh chị em tặng quà cho cháu đồ gì, giá bao nhiêu cháu đều ghi nhớ để rồi sinh nhật các cháu, con dâu kiểu gì cũng… tìm cách “trả lại” y chang Nếu ai không tặng thì… đến lượt cháu cũng… sẽ quên để đáp trả. Dần dà, chị chồng cháu ngại, không dám tặng gì cho nhà em trai nữa vì sợ… lại phải nhận quà.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Với bố mẹ chồng cũng vậy. Chúng tôi là ông bà nội lẽ nào không thể bỏ tiền mua cho các con đồ này thức nọ. Nhưng, ông bà tặng rồi thì con dâu lại… tặng lại ông bà khiến chúng tôi chẳng biết nên đối xử với con dâu thế nào. Một lần, tôi bị ốm, phải nằm bệnh viện. Con dâu cũng vào thăm nuôi, mua cho mẹ chồng hộp sữa cân cam. Con dâu về rồi hai vợ chồng tôi nhìn nhau tự hỏi, với quan điểm sống có đi có lại của con, thì ông bà có nên… mua đồ trả lại con không. Bởi biết đâu, con dâu sẽ ‘ghi sổ’ ngày này tặng ông bà thứ này mà sau khi ra viện, chưa thấy ông bà mua lại cho mình thứ gì.

Sau cưới con dâu và con trai sống chung với vợ chồng tôi. Chúng tôi đều đã về hưu, vẫn còn sức khỏe nên cứ hy vọng có thể đỡ đần các con ít nhiều, nhất là trong việc chăm sóc các cháu nội. Nhưng, phải thú thật, từ lúc cháu ra đời đến nay đã 5 tuổi, chúng tôi chưa từng có cơ hội nào để chăm cháu đúng nghĩa. Đơn giản bởi con dâu tôi rất khách sáo, cháu không bao giờ nhờ ông bà nội giúp đỡ cho. Sau khi sinh con phải đi làm, cháu mới 5 tháng đã bị mẹ đem gửi một bác hàng xóm già cạnh nhà. Ai đời chỉ cách nhau có một bức tường, bên này thì bà nội ngồi chơi xơi nước, bên kia thì cháu nội phải đi gửi người ngoài.

Tôi thương cháu mà nói kiểu gì con dâu cũng không chịu để cháu lại cho bà trông. Cháu một mực bảo: “Thôi bà ạ, con chẳng giúp gì cho bà thì thôi, còn bắt bà trông con cho con. Bây giờ, bà và ông cứ an tâm vui tuổi già, thích làm gì thì làm, xem phim thì xem. Con nhờ người ngoài cho tiện”. Đến lúc cháu nội đủ tuổi đi học mẫu giáo con dâu lại nhất quyết gửi con vào trường tư thay vì trường công chỉ bởi một lý do duy nhất: ở trường tư có dịch vụ trông trẻ ngoài giờ.

Con dâu con trai tôi đều bận rộn, nhiều hôm tối xẩm mới tan làm, nếu gửi ở trường công phải đón lúc 4h 30 là không thể. Nhưng, khó gì đâu, tôi và ông cháu đều có thể đưa đón cháu thay mẹ nó được mà. Một lần nữa, con dâu tôi lại không chịu. Cháu thà đóng thêm tiền ở trường tư để họ trông thêm con cho tới khi cháu về tới nơi.

Cứ như vậy cái gì làm được là con dâu kiên quyết tự làm. Sống cùng một nhà mà chưa bao giờ con mở lời mẹ ơi giúp con cái này, hộ con cái kia. Thương con, tôi toàn phải là người “xin việc” trước nhưng phần lớn đều nhận ở con cái khoát tay, lắc đầu “con không phiền ông bà”. Chồng tôi nhiều lúc bực bội, chẳng biết nói với ai bèn quay sang mắng tôi: “Thôi, ăn có mời, làm có khiến, nó cần phải nhờ bà. Đằng này, bà xin mà nó còn mắng cho. Thôi thì kệ, xem nhà nó tự lập được tới mức nào”.

Quả đúng, con dâu tôi quyết tâm “tự lập” trong mọi việc thật. Thường ngày, chúng tôi chỉ giao tiếp mỗi lúc ăn cơm tối, còn sau đó, con dâu tôi lên phòng, đóng cửa lại. Nhiều hôm cháu nội ốm, khóc cả đêm, tôi chạy lên xem cháu thế nào thì con dâu chỉ bảo: “Bà cứ nghỉ, con tự lo được”. Thậm chí kể cả khi đã mệt rũ, cháu cũng không nhờ vả bà thay phiên cho. Lại có lần, tôi thấy cháu nội về nhà phàn nàn cô giáo nhắc mẹ đóng tiền học mà mãi mẹ không đến đóng. Tôi hỏi thì con dâu mới thú nhận hóa ra mấy tháng qua con dâu bị chậm lương, chồng cũng đang gặp khó khăn nên hiện chưa có tiền. Không chỉ cháu nội bị thiếu tiền học mà các khoản khác của con cũng đều bị cắt giảm.

Tôi sửng sốt, trách con sao không nói với bố mẹ một tiếng. Chúng tôi già nhưng vẫn có lương hưu, có chút tiền tiết kiệm, lẽ nào không thể đưa cho con hay sao. Con dâu tôi giải thích: “Không, con tự lo được. Bố mẹ cứ an tâm”. Quả nhiên sau đó, tôi thấy con gọi điện tứ tán để vay tiền. (chắc là con ngại khi bố mẹ biết chuyện kinh tế gia đình con đang gặp khó). Mọi việc rồi cũng xong nhưng sao tôi thấy xót xa vô cùng. Chẳng lẽ, con dâu thà vay người ngoài chứ không chịu làm phiền người thân.

Tôi cứ giữ mãi tâm tư trong lòng, mới rồi định bụng đợi con dâu về thì nói thẳng hết cho con nghe. Tối đó, cơm nước xong xuôi, tôi mới nhẹ nhàng lên phòng con, nhưng vừa tới cửa thì nghe tiếng con dâu đang nói chuyện với ai đó. Đầu dây bên kia chắc là của một cháu nào đó mới lập gia đình. Con dâu tôi nói: “Em nhé, có một bí quyết là ngay từ đầu phải rành mạch với nhà chồng. Tuyệt đối không nhờ vả, không xin xỏ bởi mình nhờ họ một chút là sau rách việc lắm. Có khi nhờ đón con một buổi mà sau này về già, ông bà cứ kể hoài là nhờ có ông bà cháu mới được thế này. Lúc đó, mình há miệng mắc quai. Chi bằng tự thân vận động. Đố ông bà nào dám kể công. Nợ tiền thì dễ chứ nợ tình thì khó trả lắm em ạ”…

Im lặng một lát, chắc là nghe cô bạn tâm sự gì đó, con dâu tôi lại nói tiếp: “Chủ trương của chị là sống biết điều, không lạnh lùng nhưng cũng không quá vồ vập. Ai cho sao thì mình trả lại vậy”.

Tôi nghe đến đây thì chẳng còn biết nói gì với con dâu được nữa. Con dâu ơi, liệu con có thể nghĩ rằng, sống rành mạch là có thể trả hết nợ ân tình của bố mẹ?

Con dâu tai quái phá nát nhà chồng

Con dâu tai quái vì được chồng coi là nhất!

Em dâu làm cách mạng thay đổi nhà chồng

Chị thật ngạc nhiên và khâm phục em, vì chỉ trong thời gian ngắn, em đã mạnh dạn thay đổi rất nhiều thứ.

Ngày thằng Út dắt bạn gái về ra mắt, chị chưng hửng nhìn cô em dâu tương lai. Cô gái thành thị tóc nhuộm vàng hoe, da trắng như bông, móng tay móng chân sơn nửa trắng nửa đen… Nhìn em, chị thở dài, chắc thằng Út sau này sẽ khổ. Lúc em vào bếp phụ chị nấu cơm, chị hỏi thẳng: “Nhà này chỉ có mỗi thằng Út là trai, nó cưới vợ là phải về quê để phụng dưỡng ba má, em nhắm trụ nổi không?”. Chị ngạc nhiên khi nghe em cười hiền: "Ở đây coi bộ buồn quá, nhưng em đã chuẩn bị sẵn tinh thần rồi, em sẽ ráng".

Sau ngày cưới của hai em, người ráng là má chứ không phải em dâu. Lâu lâu, chị lại nghe má điện lên, than thở: “Con nhỏ này xài sang lắm con ơi. Mớ chén bát má dùng đã chục năm, nó chê sờn mẻ, đem bỏ hết trơn. Còn nữa, Chủ nhật nào nó cũng nấu bánh canh, bún riêu… Ngon thì có ngon nhưng tốn kém quá trời. Xài kiểu này thì núi cũng phải lở. Má cằn nhằn thì nó nói làm cực thì phải bồi dưỡng sức khỏe. Ba má già rồi mà ăn đạm bạc thì không đủ dinh dưỡng, để đau ốm còn tốn tiền nhiều hơn… Thằng Út thì thản nhiên cười he he, nói vợ con nói đúng đó má. Ôi trời, má chướng mắt quá nhưng vẫn phải… ráng nhịn”. Có bữa chị vừa bắt máy, đã nghe giọng má bức xúc: “Con rảnh thì về ngay đi, má chịu hết nổi rồi”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chị về, trong bụng lo ngay ngáy, không biết lại xảy ra chuyện gì. Vừa bước vào cửa, chị chưng hửng khi thấy nhà cửa trang hoàng thật mới mẻ. Chiếc ghế tràng kỷ thường ngày vẫn đặt tựa vách phòng khách, giờ nằm ngoài hiên. Bộ ghế thẻ thì nằm một bên, giữa nhà là bộ sa lon mới tinh. Các cửa sổ đều có rèm che mới, bàn thờ cũng được trang trí lại rất đẹp. Má lật đật đi ra, xổ một hơi: “Đó, đó, con thấy nó lộng hành chưa, bày đặt dời cái này, dẹp cái kia, làm lộn tùng phèo hết trơn”. Má kéo chị vào bếp. Kho đồ cũ của má trống trơn. “Từ cái bình xịt nước, tới cái máy may cũ, cây vợt muỗi, chiếc radio… đều bị nó bán ve chai ráo trọi”. Má bỗng giận lây cả chị khi thấy chị cứ cười tủm tỉm, gật gù không nói. Chị thật ngạc nhiên và khâm phục em, vì chỉ trong thời gian ngắn, em đã mạnh dạn thay đổi rất nhiều thứ, điều mà bấy lâu chị rất muốn làm nhưng cứ bị má cản.

Má kéo chị vào phòng ngủ, chỉ tấm nệm mới và chiếc máy mát-xa. Má nói: “Cái máy này, nó chỉ cho má cách xài mà má đâu có dám rớ”… Chị ở lại ngủ với má một đêm, giải thích cho má hiểu em dâu chỉ có ý tốt, muốn chăm sóc má, thay đổi những thứ cũ kỹ, vừa không hợp thời lẫn không hợp vệ sinh. Chỉ tại em không hỏi qua ý kiến má, không làm "công tác tư tưởng" trước nên má mới sốc. Em còn trẻ dại, má nên thông cảm với em. Con dâu rộng rãi, quan tâm tới nhà chồng như vậy, đốt đuốc cũng khó tìm đó má ơi.

Chị cảm ơn em đã thổi luồng gió mới vào nhà mình, để mọi thứ đều tinh tươm và tràn đầy sinh khí. Rồi má sẽ hiểu và thương em hơn. Vì chị biết, em làm mọi thứ đều xuất phát từ tình thương và trách nhiệm đối với gia đình.

Tình yêu không nán đợi

Tình yêu là một hành trình mới, mà nếu chỉ một người bước tới, chắc chẳng thể thành đôi. 

Người phụ nữ cầu hôn trước, lại thường là người phụ nữ tỉnh táo, cá tính, mạnh mẽ và yêu say đắm. Họ biết họ đang tìm kiếm điều gì, và tin rằng họ sẽ có được thứ hạnh phúc xứng đáng.

1. Người con gái tỏ tình trước, thường là cô gái si tình đến ngây dại khờ khạo, thậm chí sẵn sàng đánh đổi lòng tự trọng bản thân để cầu xin tình yêu của một người con trai.

Người phụ nữ cầu hôn trước, lại thường là người phụ nữ tỉnh táo, cá tính, mạnh mẽ và yêu say đắm. Họ biết họ đang tìm kiếm điều gì, và tin rằng họ sẽ có được thứ hạnh phúc xứng đáng.

Dân gian hay gọi đó là cọc đi tìm trâu! Dân gian thật lạ, dân gian chỉ chấp nhận những người phụ nữ đưa đơn li dị trước, khi mọi sự đã rồi, hôn nhân đã không đạt được mục đích, tình yêu đã thất bại. Còn người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc và tình yêu, dân gian lại cứ chê trách họ là “cọc tìm trâu”, hão huyền phi lý và có vẻ trái chiều đạo đức truyền thống.

Dân gian chỉ chực chờ cô gái thất bại, để úp lên đầu cô ấy lỗi “cọc tìm trâu”!

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Tôi cứ nghĩ mãi về hình ảnh so sánh ấy. Nếu người con trai là trâu, hẳn tới mùa yêu, người con trai sẽ đi tìm một cô trâu cái có đôi mắt ướt, chứ tại sao lại phải đi tìm cái cọc?

Nếu người con gái là cọc, hẳn bạn đời của cô ấy, trong hình ảnh so sánh trên, chính là sợi thừng gần gũi, chứ đâu phải chú trâu vô tâm, dù buộc cách gì cũng chỉ muốn đi ăn cỏ xa, xa nhất mức độ mà sợi dây ràng buộc còn cho phép!

Và đàn ông, cứ cho là trâu đi, đâu có ngốc tới mức, cái cọc nào chạy tới là buộc được? Và cọc cũng đâu có ngốc tới mức, cứ khăng khăng làm ngược lẽ đời, nếu như trong tim cô ấy đã không tràn đầy tình yêu và hy vọng, đến mức, phải mở lời trước?

2. Cách đây bốn năm năm, khi tôi còn là phóng viên thực hiện các chương trình phỏng vấn đường phố tại Đài Loan để phát trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam, có một lần tôi đã thực hiện clips phỏng vấn đề tài này: Con gái hay con trai nên ngỏ lời trước?

Tất cả những bạn trẻ Đài Loan đều trả lời trước ống kính truyền hình: “Ai ngỏ lời trước chẳng được? Nếu đã yêu nhau, cả hai đều yêu nhau, thì ai ngỏ lời trước cũng sẽ thành đôi, thành lứa. Còn nếu chỉ một người yêu đơn phương một người, thì con trai hay con gái ngỏ lời trước, khả năng rất cao là đều thất bại!”. Tôi không biết những bạn trẻ Việt Nam sau khi xem chương trình của tôi thực hiện thì suy nghĩ gì.

Chúng ta đang sống ở kỷ nguyên mới, nơi tình yêu và cảm xúc thực sự trong tim quan trọng hơn rất nhiều so với những nghi lễ, ràng buộc, lề thói, sự ngại ngùng giới tính, lời thị phi của những kẻ vô công rỗi nghề xung quanh ta. Nếu người phụ nữ thực sự muốn người con trai ngỏ lời trước, cô ấy sẽ có vô số tín hiệu và tạo ra vô số cơ hội để người con trai tỏ tình trước!

Điều ấy hoàn toàn không liên quan tới việc, vị trí của cô ấy là cái cọc, phải đứng yên một chỗ chờ tình yêu tới!

Và nếu, người con trai vẫn không ngỏ lời, thì không phải là vì anh ta ghét cái vụ “cọc tìm trâu hay trâu tìm cọc”, chỉ là anh ta không đủ tình yêu mà thôi! Và anh ta chưa yêu hoặc chưa đủ yêu cô ấy mà thôi!

3. Dường như, phụ nữ vẫn phải nhường một lối cho đàn ông chủ động bước vào đời mình, hoặc bước vào cuộc tình mình! Nhiều người cho rằng, như thế mới bền được cuộc tình, mới lâu dài được hạnh phúc. Có thật vậy không?

Thật hài hước, có nhiều cuộc tình không hề bắt đầu bằng câu nói: “Anh yêu em” hoặc “Em yêu anh”. Tình yêu bắt đầu ngay lập tức bằng một nụ hôn, một cái nắm tay, thậm chí một cái ôm chầm sau nhiều xa cách, một ánh mắt da diết nhìn nhau qua một đám đông, mà không thấy đám đông, chỉ thấy nhau!

Những điều ấy dường như ngay lập tức, được tới từ cả hai người, không thể phân biệt được ai nhìn ai trước, ai có ý nghĩ ôm ai trước. Có một đôi mình quen, học cùng nhau năm sáu năm thì không tỏ tình, nhưng chỉ một đêm lửa trại dựa vào vai nhau ngắm trời sao, sáng sau đã thành tình nhân! Tức là tình yêu bắt đầu từ trước đó rất lâu, sự tha thiết đã ở trong trái tim rất lâu, đâu phải cứ khi chàng trai phát tín hiệu, cô gái mới có thể đón nhận hoặc bày tỏ?

Tình yêu là một hành trình mới, mà nếu chỉ một người bước tới, chắc chẳng thể thành đôi. Thật sai lầm khi những cô gái nghĩ rằng, mình yêu anh ấy, nhưng mình sẽ ngồi sau cánh cửa này. Chỉ cần anh ấy đẩy cửa, mở cửa ra, mình sẽ là của anh ấy. Còn nếu không, mình sẽ ôm tình yêu mãi mãi chôn trong trái tim này.

Vì cơ hội hạnh phúc thường trôi qua vào lúc ta không ngờ nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới