Nhà nghiên cứu Annie Lindsay cho biết, khi ra ngoài bắt và gắn thẻ nhận dạng cho các loài chim với các đồng nghiệp của cô tại khu bảo tồn Thiên nhiên Powdermill thì một đồng đội gọi cô trong bộ đàm để thông báo về việc phát hiện ra con chim kỳ lạ.
Lindsay ngay lập tức biết cô ấy đang nhìn gì. Đó thực sự là một con chim nửa đực, nửa cái mắc hội chứng gynandromorph.
“Thật ấn tượng, con chim này có đặc điểm màu hồng, đen ở một nửa cơ thể và màu vàng, nâu ở nửa còn lại. Nó chưa sinh sản, vì vậy khi nó ở mùa sinh sản thì bộ lông cho thấy giới tính đặc biệt của nó sẽ rõ ràng hơn. Loài chim này có thể là kết quả của một sự kiện bất thường khi 2 tinh trùng thụ tinh với trứng có hai nhân thay vì một”, Lindsay cho biết.
Những con chim mắc hội chứng gynandromorph như vậy rất hiếm. Lindsay mới chỉ nhìn thấy một con chim khác tương tự nhưng ít nổi bật hơn cách đây 15 năm.
Hội chứng Gynandromorph được tìm thấy ở nhiều loài chim, côn trùng và động vật giáp xác như cua và tôm hùm. Sau đó, trứng có thể phát triển nhiễm sắc thể giới tính đực ở một bên và nhiễm sắc thể giới tính cái ở bên kia, cuối cùng dẫn đến một con chim có tinh hoàn và các đặc điểm đực khác trên một nửa cơ thể. Trong khi đó, phần còn lại là buồng trứng và các biểu hiện của con cái.
Không giống như lưỡng tính thông thường, con chim mắc hội chứng gynandromorph có bộ phận sinh dục của cả con đực và con cái.
Các nhà khoa học không biết liệu những con chim này có hành vi giống con đực hay con cái hơn hoặc chúng có thể sinh sản hay không.
Nhà sinh vật học Arthur Arnold từ đại học California đã nghiên cứu một con chim sẻ vằn mắc gynandromorph sử dụng tiếng hót và hành vi của con đực để thu hút con cái.
Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn về việc liệu hành vi liên quan đến một giới tính có chiếm ưu thế hơn hành vi khác hay không. Tuy nhiên, nghiên cứu như vậy rất khó khăn vì các sinh vật này rất hiếm.
Có một trường hợp khác chứng kiến sự lưỡng tính của loài chim.
Kỳ lạ cá thể chim hồng nửa đực nửa cái. |
Chim hồng y giáo chủ được biết đến là loài chim phân biệt giữa con đực với con cái bởi màu sắc lông trắng và đỏ đặc trưng. Nhưng có thể do sự bất cẩn nào đó của quá trình chọn lọc tự nhiên mà khoa học đã ghi nhận một vài trường hợp lưỡng tính kỳ lạ ở loài chim này.
Quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng của chim bố mẹ xảy ra trục trặc nên những cá thể chim hồng y này mới lưỡng tính và sở hữu bộ lông khác thường.
Những cá thể chim hồng y giáo chủ lưỡng tính mang trên mình hai màu lông khác nhau, chia dọc theo thân mình. Một nửa thân bên này, chúng sẽ có hình dáng của con cái. Trong khi đó, nửa còn lại sẽ là hình dáng của con đực.
Theo giả thiết đưa ra từ phía các nhà khoa học, hiện tượng lưỡng tính ở loài chim này là do lỗi xảy ra trong quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Nếu 1 trứng mang nhiễm sắc thể ZW kết hợp với 1 tinh trùng mang nhiễm sắc thể ZZ thì cá thể chim này sẽ vừa mang cả 2 bộ nhiễm sắc thể nói trên.