Chị em tuyệt nhiên không thể lơ là lý do vì sao anh ấy “về hưu” sớm

Người đàn ông vẫn chưa phải là người chồng lý tưởng nếu không đem lại được cho người bạn đời niềm hạnh phúc ái ân! Cho nên khi anh ấy bỗng dưng cho "dụng cụ sung sướng" về hưu sớm, chị em cần tìm hiểu vì sao.

Nếu so sánh với bệnh lãnh cảm của phụ nữ, bệnh bất lực của đàn ông còn đáng buồn hơn. Bởi vì, một người vợ bị lãnh cảm nếu yêu chồng, chiều chồng vẫn có thể cho chồng được hưởng thụ niềm vui ân ái, vẫn có khả năng sinh đẻ bình thường, dù bản thân có khi không mảy may hứng thú. Nhưng người đàn ông bất lực sẽ làm mất đi hạnh phúc ái ân, một giá trị quan trọng của hôn nhân hiện đại.
Bất lực không chỉ gây hẫng hụt trong quan hệ vợ chồng mà còn cho chính bản thân anh ta nữa. Người đàn ông bị bất lực thường hay cau có, bẳn gắt, buồn bực vô cớ… gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình, công việc, sự nghiệp, thái độ giao tiếp với người xung quanh. Từ chỗ mất tự tin ở khả năng đàn ông có thể dẫn tới mất tự tin về nhiều mặt khác.
Chi em tuyet nhien khong the lo la ly do vi sao anh ay “ve huu” som
Bất lực không chỉ gây hẫng hụt trong quan hệ vợ chồng mà còn cho chính bản thân anh ta nữa. 
Thủ phạm rất khả nghi không thể bỏ qua đó là… vợ. Tôi biết một anh trạc 40 tuổi. Một hôm, vợ chồng đang ngồi xem ti-vi, trong phim có một gã dâm dục, đáng khinh. Vợ buông luôn một câu: "Ôi dào, đàn ông thằng nào chả thế!". Anh chồng cự lại: "Nói kiểu gì thế?". Vợ ngúng nguẩy: "Nói thế chả đúng à?". Chồng điên tiết lắm nhưng cố kiềm lại. Từ đó, như để chứng minh đàn ông không phải "thằng nào cũng thế cả", anh ta không bao giờ chủ động trong chuyện chăn gối nữa. Chị vợ lại nghĩ:"Anh chẳng cần tôi thì tôi cần gì anh?". Hãy nhìn từ góc độ tâm lý học để tìm hiểu tại sao có nhiều người đàn ông bình thường, thậm chí còn vào loại tình dục mạnh mẽ khi mới kết hôn. Vậy mà chỉ sau một thời gian chung sống, khả năng ấy cứ suy giảm dần rồi trở thành "liệt hàng tiền đạo" lúc nào không biết.
Mấy năm sau, chuyện cãi nhau vớ vẩn đã rơi vào quên lãng nhưng cả hai vợ chồng vẫn chẳng ai "cần" ai. Có lần tâm sự với bạn bè, anh ta nói thật: "Không hề có ham muốn "chuyện ấy", nhất là với vợ!".
Lại một trường hợp khác, một ông chưa đến 50 tuổi thú thật: "Bà xã có thiết quái gì đâu, cứ động đến là vùng vằng. Lâu dần nhịn mãi thành quen, bây giờ có bày ra đấy cũng chịu". Có khi bà vợ ông ta vùng vằng chỉ để "làm giá" nhưng hậu quả không ngờ: Một thời gian sau, anh chồng bỗng nhận ra "dụng cụ sung sướng đã về hưu" từ lúc nào.
Nguyên nhân kế tiếp cũng từ vợ, đó là chuyện phó mặc chuyện gối chăn cho chồng với suy nghĩ người phụ nữ hiền thục, nết na không bao giờ giành quyền chủ động trong "chuyện ấy"! 
Có chia sẻ tâm sự với đàn ông mới biết có người còn ao ước "vợ 3 trong 1", là đầu bếp giỏi trong nhà bếp, là bà hoàng trong phòng khách và là gái làng chơi trong phòng ngủ (mặc dù biết nó hơi hoang đường).
Còn nếu như gặp phải những bà vợ như trên mà đàn ông vẫn còn đầy đủ 10 thần công lực, dụng cụ vẫn dũng mãnh không hề suy suyển thì chắc mẩm anh ta đã thường xuyên đi cắt tóc thư giãn, mát-xa xông hơi, hoặc "tắm lá người Dao" hay đăng ký tạm trú thường xuyên trên các cái "nhà lầu màu xanh" nhan nhản khắp nơi rồi.

Chồng chẳng quan tâm đến cảm xúc đàn bà của tôi

Anh đi cả ngày, tối về nhà chỉ kịp lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc đàn bà của vợ...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng ung thư lưỡi thường bị bỏ qua vì nhiều người từng mắc

Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu ban đầu và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn
Theo thạc sĩ, bác sĩ nhân dân Hứa Văn Đức - Trưởng khoa Ung bướu - bệnh ung thư lưỡi dễ nhầm nhẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Trường hợp của một bệnh nhân nam ở Phú Thọ là một ví dụ điển hình. Theo lời kể, trước đó, bệnh nhân bị sưng đau vùng lưỡi, ăn kém, sút 4 kg liên tục trong vòng 20 ngày.
Đến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân cho thấy: Hình ảnh khối kích thước 15x11mm. Giải phẫu bệnh khối kích thước cho kết quả ung thư biểu mô vảy.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn nhập bệnh viện ở Phú Thọ và đã được phẫu thuật loại bỏ khối u tại khoa Ung bướu.
Trieu chung ung thu luoi thuong bi bo qua vi nhieu nguoi tung mac
Đừng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi. Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả. Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50-60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1. Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này. Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Đau: Tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu: Nhổ ra nước bọt lẫn máu. Hơi thở hôi thối: Do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt. Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới. Giai đoạn muộn: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng. Đa số tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.