Chế độ ăn ngừa viêm xoang tái phát

Bệnh viêm xoang là bệnh mạn tính hay gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, bệnh phải điều trị lâu dài.

Bệnh viêm xoang là bệnh mạn tính hay gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Do đó, bệnh phải điều trị lâu dài. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc thì bệnh nhân cần tạo điều kiện môi trường sống tốt tránh lạnh và ẩm kéo dài và có một chế độ ăn uống phòng thức ăn dị ứng gây xuất tiết và tăng sức đề kháng của cơ thể để mang lại hiệu quả điều trị.
Trước hết, người bệnh viêm xoang hằng ngày uống đầy đủ, uống nước đun sôi để nguội (khoảng hai lít/ngày hay nhiều hơn càng tốt), chia ra làm nhiều lần (không nên vì ngại phải đi tiểu nhiều mà không uống nước). Uống đủ nước giúp làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài.
Che do an ngua viem xoang tai phat
 

Đối với chế độ ăn uống cân bằng thì hằng ngày cần ăn nhiều rau xanh như: rau mồng tơi, bồ ngót, cải ngọt, bông cải...Các loại của quả màu vàng như: đu đủ, bí rợ , cà rốt…để bổ sung vitamin A dưới dạng tiền vitamin A giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Có thể ăn 1-3 lần/tuần.

Ăn các loại gia vị như hành, gừng, tỏi… chứa các hoạt chất kháng sinh thực vật và các loại cá chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp. Ngoài ra tăng cường ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, quýt, chanh... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Về mùa lạnh cần uống nước ấm, uống các loại trà thảo dược (trà hoa cúc, hoa nhài,..) cũng có tác dụng tốt để giảm các triệu chứng: đau đầu, làm mũi thông thoáng, dễ thở.

Để tránh tái phát và bệnh kéo dài người mắc bệnh viêm xoang cần tránh lạnh và ẩm nên khi ra ngoài nhất là buổi sáng sớm thời tiết lạnh cần dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 - 20 phút.

Không nên uống nước lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Không uống các thức uống nhiều đường vì có thể làm mũi nhầy đặc lại. Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như: thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò… Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa. Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.

Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh (khi chưa có chỉ định của bác sĩ) vì dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ tập luyện phù hợp, tạo điều kiện môi trường sống tốt, trong lành giúp bệnh không tái phát và kéo dài.

Biến chứng nguy hiểm của viêm xoang có thể gây tử vong

(Kiến Thức) - Viêm xoang biến chứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Với trẻ nhỏ biến chứng viêm xoang có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, vì vậy khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau. Khi bạn bị viêm xoang dịch, mủ xoang từ mũi chảy xuống họng là nguyên nhân thường xuyên gây ra tình trạng viêm họng. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng viêm xoang liên quan đến đường hô hấp khác. 

Bật mí cách trị viêm xoang tắc mũi không cần thuốc

(Kiến Thức) - Chỉ cần áp dụng các cách trị viêm xoang dưới đây, bạn sẽ không phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu của căn bệnh theo mùa này.

Bat mi cach tri viem xoang tac mui khong can thuoc
 Xông hơi. Lấy một tô nước nóng tỏa hơi, đầu phủ một chiếc khăn tắm tạo ra như một chiếc “lều” để hơi nước nóng không thoát ra bên ngoài mà tập trung vào một khu vực. Đây là một trong những cách trị viêm xoang hiệu quả tại nhà.

Các đồ uống dễ làm trị viêm xoang cực nhạy

(Kiến Thức) - Các loại nước dễ làm dưới đây có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu, trị viêm xoang hiệu quả.

Cac do uong de lam tri viem xoang cuc nhay
Trà củ sen. Nguyên liệu: củ sen 200g, củ năng 200g, lê 200g, mía 1 khúc 1kg, nho 200g, mật ong 100g. Cách làm: củ sen, lê, củ năng, nho, rửa sạch, cho vào máy ép vắt lấy nước; mía cắt khúc, ép lấy nước, hoà 2 thứ nước lại, cho thêm mật ong vào. Nấu sôi với lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ, nấu đến khi nước hơi sệt lại.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.