Chảy dãi khi ngủ: Dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe

(Kiến Thức) - Hiện tượng chảy dãi khi ngủ không đơn giản chỉ là mất vệ sinh mà còn là dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe.

Nếu bạn gặp phải hiện tượng chảy dãi khi ngủ thì không nên chủ quan bởi rất có thể bạn đang mắc những chứng bệnh nguy hiểm sau: 
Chứng viêm miệng sẽ kích thích sản sinh nước bọt khiến đau đầu, dẫn đến chảy nước miệng. Trong trường hợp thông thường, sau khi điều trị xong chứng viêm miệng thì hiện tượng chảy nước dãi cũng sẽ tự động hết.
Viêm dây thần kinh mặt: Mặt bị lạnh, bị trúng gió, bị cảm lạnh cũng có thể khiến bạn bị chảy nước miếng khi ngủ. Những người bị bệnh này thường kèm theo triệu chứng mắt nhắm hờ khi ngủ, khóe miệng lệch. Nếu gặp trường hợp này cần phải điều trị kịp thời.
Chay dai khi ngu: Dau hieu nguy hiem cua suc khoe
 Chảy dãi khi ngủ, dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe 
Não bộ quá tải: Người làm việc trí não nhiều khiến não bộ quá căng thẳng, cơ thể lao lực hoặc sau khi uống một loại thuốc nào đó dẫn đến rối loạn chức nặng thần kinh thực vật. Vì thế, khi ngủ tín hiệu được gửi đến não bị lỗi nên gây ra hiện tượng chảy dãi. Trong trường hợp này cần phải thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể cân bằng để tránh hệ miễn dịch giảm sút dẫn đến các bệnh tấn công cơ thể.
Dấu hiệu trúng gió: Nếu sáng tỉnh giấc bạn thấy hiện tượng bị chảy nước miếng, thêm việc đứng cười trước gương thấy khóe miệng hơi méo hoặc gặp chứng đau đầu thì đây phần lớn là do bạn bị trúng gió. Nếu gặp trường hợp này không được chủ quan cần đến ngay cơ sở y tế kiểm tra.
Xơ vữa động mạnh: Não bộ và cơ bắp thiếu máu, thie và oxy cục bộ dẫn đến cơ mặt bị giãn, kèm theo khả năng nuốt giảm sút sẽ dẫn đến hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ. Nếu là người già bị chảy nước dãi khi ngủ cho dù khóe miệng không méo, khi ngủ mắt nhắm không chặt thì vẫn cần phải đến viện kiểm tra.

Thuốc cam có thực sự tốt với trẻ?

- Thuốc cam là thuốc Đông y gia truyền được các bà mẹ có con nhỏ lười ăn, chậm lớn, hay ốm... mách nhau sử dụng để tăng cường sức khoẻ cho trẻ. Tuy nhiên, gần đây có hiện tượng trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam bôi miệng. Vậy thực tế có gì khác nhau giữa hai loại thuốc cam này? Có nên dùng thuốc cam chữa biếng ăn cho trẻ?

[links()]

Có hai loại cam khác nhau

Lương y Vũ Quốc Trung (phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội): Trong Đông y có hai loại bệnh cam ở trẻ. Cam tích là do hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; Do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; Hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần gây nên.

Bệnh này Tây y gọi là suy dinh dưỡng, thường biếng ăn, quấy khóc.

Những bài thuốc hay từ bồ kết

Bồ kết hay là chùm kết, mọc hoang và được trồng khắp nơi. Bộ phận dùng: quả gọi là tạo giác; gai gọi là tạo giác thích và hạt bồ kết gọi là tạo giác tử.

Bồ kết được dùng chữa các bệnh:

Động kinh, đờm nghẹt cổ, hen suyễn khò khè: lấy quả bồ kết đốt tồn tính, phèn chua phi, 2 thứ lượng bằng nhau. Ngày uống 3 - 6g, chia nhiều lần, mỗi lần 0,5g cho ra đờm thì dừng.

Chữa ho suyễn:
bồ kết 1g, cam thảo 1g, đại táo 1g, gừng sống 1g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Lở loét trên đầu, u nhọt, rụng tóc:
đốt bồ kết thành than, tán nhỏ, đắp lên nơi nhọt.
 

Trị trúng thử (cảm nắng nóng) bất tỉnh: bồ kết 40g, sao tồn tính; cam thảo 40g, sao qua, nghiền nhỏ, uống 40g với nước ấm.

Trị họng sưng đau: bồ kết 1 nắm, bỏ vỏ, ngâm dấm nướng, làm 7 lần, không cho cháy quá, sau đó nghiền nhỏ, dùng chút ít thổi vào họng, làm nhiều lần cho nôn ra dãi, nước bọt là khỏi.

Bệnh động kinh do phong tà: bồ kết sao tồn tính 160g, mật đà tăng 40g, rễ, lá, thân cây ké đầu ngựa khô 160g, tất cả phơi khô, nghiền nhỏ, hòa nước cháo giã nhuyễn viên bằng hạt ngô, lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên uống với nước táo tàu. 3 ngày sau giảm dần còn 20 viên.
Bồ kết trị trúng phong, động kinh 1

Cước khí sưng đau:
bồ kết, xích tiểu đậu, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa rượu và dấm đắp chỗ đau.

Trị cảm thương hàn mới mắc, sốt; không phân biệt âm chứng hay dương chứng: dùng 1 nắm bồ kết, sao, rồi nghiền nhỏ hòa với nước chín mà uống.

Trị bỗng nhiên váng đầu hoa mắt:
dùng bột bồ kết thổi mũi cho hắt hơi là khỏi.

Đinh thũng ác sang: bồ kết bỏ vỏ, dầm dấm, nướng cháy rồi nghiền nhỏ cho vào chút ít xạ hương rồi đồ. Sau 5 ngày ngòi đinh lòi ra.

Đại tiểu tiện không thông: bồ kết sao nghiền nhỏ, uống 15g với nước ấm.

Trị đau răng do phong nhiệt: lấy 1 quả bồ kết, bỏ hạt, rồi cho muối vào đầy quả bồ kết, thêm tí phèn chua, lấy đất sét vàng buộc chặt rồi đem nung lửa, lấy ra nghiền bột. Mỗi ngày lấy bột bồ kết xát vào răng; rất công hiệu.

Trị răng đau do sâu: dùng bột bồ kết xát lên chỗ sâu răng, có dãi thì nôn nhổ ra. Hoặc dùng bồ kết và muối ăn, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, ngày xát vào chỗ răng sâu gây đau nhiều lần. Hoặc bột hạt bồ kết cho vào miếng vải mỏng mềm, gói lại bằng ngón tay cho vào dấm đun nóng ngậm ngày 3 - 5 lần.

Trị đại tràng lòi dom:
lấy 5 quả bồ kết giã nhỏ ngâm với 2 lít nước sôi, để nguội dần, đựng vào chậu to rồi ngồi ngâm vào nước bồ kết, dom sẽ tự co lên. Sau khi dom đã co thì nấu nước bồ kết rửa eo lưng, bụng trên, bụng dưới, để khí bồ kết thông hành thì không bị trở lại nữa.

Trị lỵ amip mạn tính: bột quả bồ kết và phèn phi, lượng bằng nhau, ngày dùng 2g chia uống 2 lần. Hoặc hạt bồ kết sao vàng tán bột luyện viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 - 12 viên vào sáng sớm.

Vùng dương vật đau 1 bên: dùng bồ kết sao qua nghiền nhỏ hòa nước đắp vùng đau.

Bí đại tiện, trướng bụng, bí tiểu tiện: bồ kết đốt tồn tính tán bột trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng, tẩm bông đút vào hậu môn, mỗi lần 0,2g, làm vài ba lần cho trung tiện và thông đại tiểu tiện.

Trị trường phong ra máu:
dùng hạt bồ kết, hạt hòe đều 40g, cho vào cùng cám gạo sao cho thơm, bỏ cám, thuốc nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 4g với nước cơm.

Trị trẻ chảy dãi, tỳ nóng có đờm:
hạt bồ kết 20g, bán hạ tẩm nước gừng sao khô (làm 7 lần) 4g. Cùng nghiền nhỏ, hòa nước gừng giã nhuyễn viên bằng hạt tiêu. Ngày uống 1 lần 1 viên với nước ấm.

Trị lỵ cấp: dùng hạt bồ kết sao qua với cám gạo cùng với chỉ xác sao, 2 thứ lượng bằng nhau, nghiền nhỏ viên với nước cơm bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm.

Trị mặt sạm đen nổi mụn: dùng hạt bồ kết và hạnh nhân, lượng bằng nhau, nghiền đều. Hòa nước bôi mặt, mụn vào buổi đêm.

Trị đái dắt, không đi tiểu được: gai bồ kết sao tồn tính, phá cố chỉ, 2 thứ lượng bằng nhau, nghiền nhỏ uống với rượu.

Theo Lương y Minh Chánh


Sức khỏe & Đời sống

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.