Cây thủy tùng Việt Nam hàng hiếm thế giới sắp tuyệt chủng

Cây thủy tùng là cây đặc hữu được xếp vào diện cần bảo vệ và hiện nay chỉ còn vài nước và Việt Nam còn tồn tại loại cây này.

Cây thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) là loài đặc hữu được xếp vào diện bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có ba khu vực còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Trong đó Việt Nam là nước có số lượng thủy tùng còn lại nhiều nhất, phân bố ở ba địa điểm gồm hồ Ea Răl, rừng đặc dụng Trấp Ksơr và thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk.
Cay thuy tung Viet Nam hang hiem the gioi sap tuyet chung
 Ảnh: minh họa.
Thủy tùng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, môi trường và có tên ghi trong Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, là một trong 10 loài thông được ưu tiên bảo tồn.
Để bảo vệ cây thủy tùng, tháng 1/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng giai đoạn 2010-2015. Theo đó, tỉnh đã thành lập 2 Ban quản lý ở Khu bảo tồn xã Ea Ral với diện tích 49 ha và Trấp K’sor với 61,6ha.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, tại huyện Ea H’leo, Khu bảo tồn Ea Ral thủy tùng chỉ còn 219 cây và huyện Krông Năng trong Khu bảo tồn Trấp K’sor còn 31 cây.
Số cây thủy tùng hiện còn trong các Khu bảo tồn Ea Ral và Trấp Ksor là quần thể nhỏ với mật độ 40-50 cây/1.000m2 nên không thể thụ phấn được, vì vậy hạt thủy tùng không thể nảy mầm, các quần thể thủy tùng đã và đang bị thoái hóa.
Trong 35 năm qua các nhà khoa học theo dõi tại hai khu vực này cho biết không thấy xuất hiện những cây non tái sinh hạt, mà chỉ có một vài cây tái sinh chồi.
Phần lớn các cá thể thủy tùng đang già cỗi, sức sinh trưởng kém, cành lá thưa thớt. Hàng năm cây vẫn ra hoa, đậu quả nhưng đều cho hạt lép. Như vậy loài cây này đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.
Từ năm 2007 đến nay, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã thực hiện Đề tài " Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống làm cơ sở bảo tồn loài thủy tùng." Kết quả nghiên cứu cho thấy, thủy tùng nhân giống được bằng các phương pháp như “dâm hom,” “cấy mô” và “ghép gốc”.
Phương pháp dâm hom có 17% ra rễ nhưng khi trồng tỷ lệ chết cao. Còn phương pháp cấy mô cây tạo chồi tốt, nhưng tìm môi trường ra rễ lại khó. Riêng phương pháp ghép gốc với cây có hệ di truyền gần giống thủy tùng là cây bụt mọc (hạt bụt mọc xuất xứ từ Mỹ) cho kết quả khả quan, với tỷ lệ sống hơn 70%. Năm 2012, mầm ghép thủy tùng sinh trưởng, phát triển ổn định.
Năm 2013, cây được đưa về các huyện Krông Năng, Ea H’Leo, Krông Pắk trồng thử nghiệm trên đất cạn ẩm ướt có tưới nước và khu đầm lầy. Kết quả cây trồng trên cạn tỷ lệ sống đạt 90%, sinh trưởng và phát triển tốt. Ðây là ưu thế vượt trội của cây ghép thích ứng tốt với môi trường trên cạn so với cây mọc tự nhiên. Dự đoán sau 3 năm, trung bình cây cao 7m, đường kính gốc đạt 25cm.
Còn ở môi trường sình lầy tại nơi phân bố do mực nước cao nên cây lớn chậm hơn, tỷ lệ sống thấp đạt 70%. Sau 3 năm cây cao khoảng 2,5m, đường kính gốc 8cm. Năm 2014, cây thủy tùng ghép chồi được trồng thử nghiệm trên nương rẫy gần một năm, đạt tỉ lệ sống khi đem trồng trên đất đạt 100%, cao khoảng 1,5m, đường kính 3 - 4cm, hiện nay đã ươm được 1.500 cây.
Ngoài giá trị về kinh tế, thủy tùng còn có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường. Nếu trồng thử nghiệm thành công, loài cây này sẽ được đưa vào trồng ở nhiều hệ sinh thái khác nhau như hồ đập, bờ sông, rừng đầu nguồn… nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các chuyên gia cũng đề xuất, thủy tùng là loài cổ thực vật, theo thời gian, môi trường sống thay đổi nên cây bị thoái hóa. Thay vì cố chống lại quy luật tự nhiên, cần tập trung nhân giống bảo vệ chúng.
Thành công bước đầu trong ghép chồi thủy tùng, chứng minh việc tạo ra các quần thể nhân tạo là điều không khó. Nếu trồng với số lượng đủ lớn, sinh cảnh phù hợp, thủy tùng hoàn toàn có khả năng tự thụ phấn, sinh sản bằng hạt. Vì vậy cần có một dự án quy mô lớn cả về tài chính, con người, khoa học-kỹ thuật để nhân rộng thủy tùng ở địa phương.

Những loài cây độc nhất thế giới

(Kiến Thức) - Sở hữu “ngoại hình” xinh đẹp và hoa quả hấp dẫn nhưng những loài cây này lại có độc tính vô cùng mạnh.

Hít phải mùn cưa hoặc khói của cây manchineel (Florida Everglades, Trung Mỹ và vùng Caribbean) từ khoảng cách 9m có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu như ho, viêm thanh quản và viêm phế quản.
 Hít phải mùn cưa hoặc khói của cây manchineel (Florida Everglades, Trung Mỹ và vùng Caribbean) từ khoảng cách 9m có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu như ho, viêm thanh quản và viêm phế quản. 

7 loài cây khiến kẻ trộm khiếp vía

(Kiến Thức) - Những loài cây này ngoài đe dọa những kẻ trộm xấu xa, còn khiến những người hàng xóm xấu tính của bạn cũng phải khiếp vía.

Nhung loai cay khien ke trom khiep via
Cây bách xù. Những thảm gai nhọn của cây bách xù là nỗi ám ảnh của những tên trộm, hay ai muốn đi bộ trên đó, vì đây là một giống cây lá kim. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.