Cắt tử cung có bị nam hóa?

(Kiến Thức) - Nếu cắt tử cung mà để lại buồng trứng thì cũng không ảnh hưởng gì lớn - trừ vấn đề người đó sẽ không thể sinh con được do mất túi đỡ. 

Hỏi: Người nhà tôi phải cấp cứu sản khoa, sau đó bác sĩ chỉ định cắt tử cung. Xin hỏi, khi bị cắt tử cung thì ở người nữ có hiện tượng bị nam hóa (người khô, gầy, hết sự mỡ màng...) không? - Nguyễn Vân Anh (Lạng Sơn).
Anh huong cua viec cat tu cung nhu the nao
Ảnh minh họa. 
GS Nguyễn Ngọc Kha, Bệnh viện đa khoa Hồng Hà: Nữ tính ở người phụ nữ không phải nằm ở tử cung. Tử cung thực chất chỉ là một cái túi để đỡ (đựng) nếu người phụ nữ có thai. Nếu cắt tử cung mà để lại buồng trứng thì cũng không ảnh hưởng gì lớn - trừ vấn đề người đó sẽ không thể sinh con được do mất túi đỡ. Nếu phải cắt tử cung mà để lại buồng trứng thì vẫn còn chức năng nội tiết, vẫn có hiện tượng kinh nguyệt như bình thường. 
Còn nếu do bệnh lý mà phải cắt cả buồng trứng thì cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi giống như người mãn kinh (ở đây là trường hợp mãn kinh sớm) như hay chóng mặt, cảm thấy bừng bừng ở mặt. Nói chung, các thầy thuốc sẽ rất thận trọng khi đưa ra quyết định cắt tử cung hay buồng trứng vì hai bộ phận này rất quan trọng đối với người phụ nữ.

Những tai biến luôn “rình rập” chị em khi sinh mổ

(Kiến Thức) - Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, vì các bà mẹ cho rằng sinh mổ sẽ giúp đỡ đau và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con.

Sự thật BV Hà Đông cắt nhầm tử cung sản phụ

(Kiến Thức) - Phía bệnh viện cho rằng, không có chuyện cắt nhầm tử cung, bệnh viện đã làm đúng quy trình để cứu chữa kịp thời cho sản phụ.

Sao lại phải cắt tử cung?
Thời gian gần đây, một số cơ quan báo chí đã nhận được đơn thư khiếu nại của gia đình anh Nguyễn Văn Lâm (33 tuổi) trú tại xóm Mới, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội về việc vợ anh là chị Nguyễn Thị Tâm (30 tuổi) sau khi sinh đã bị các bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa Hà Đông cắt luôn... tử cung.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.