Căng thẳng điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại ICU lớn nhất miền Bắc

Từng có thời gian chi viện, chống dịch tại Bình Dương, PGS.TS Hải cho biết, F0 nặng, nguy kịch giai đoạn này khác với giai đoạn dịch bùng phát trước đây.

4 tháng căng mình tiếp nhận điều trị 1.000 F0 nặng

Từ buồng đệm, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cùng PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện, cầm bộ đàm theo dõi sức khỏe bệnh nhân tại khu cấp cứu. Ngăn cách bởi tấm cửa kính là phòng hồi sức tích cực (ICU) - nơi các bác sĩ đang đi lại như con thoi để chăm sóc, điều trị các F0 nặng, nguy kịch.

“Phải thường xuyên liên hệ với gia đình bệnh nhân, giải thích cặn kẽ về tình trạng F0 cho người nhà”, PGS.TS Hiếu nhắc bác sĩ đang trực tại buồng đệm.

Cang thang dieu tri benh nhan COVID-19 nguy kich tai ICU lon nhat mien Bac

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (bên trái) cùng PGS.TS Hoàng Bùi Hải (ngoài cùng, bên phải) trao đổi về tình hình điều trị F0 tại buồng đệm của Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19

“Bệnh nhân nào tỉnh lại, lập tức test nhanh. Nếu âm tính, chúng ta chuyển ngay sang khu phục hồi chức năng. Việc này để tránh trường hợp bệnh nhân tiến triển tốt nhưng nhìn xung quanh thấy các trường hợp nặng, nguy kịch khác, tâm lý sẽ bị ảnh hưởng, trở nặng trở lại”, ông nói thêm.

Khi chuẩn bị rời sang khu khác, PGS.TS Hiếu dừng lại trước một nữ bác sĩ - chị là một trong số các bác sĩ từ bệnh viện ở Hà Giang và Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), đến đây để hỗ trợ và học hỏi về điều trị F0 nặng. “Quyết tâm ở lại với chúng tôi nhé”, PGS.TS Hiếu nhắn nhủ.

Đó là quang cảnh tại khu ICU của Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 một chiều cuối năm. Bệnh viện được xây thần tốc sau 1 tháng, thuộc tầng 3 trong tháp điều trị tại Hà Nội, chủ yếu tiếp nhận F0 nặng, nguy kịch, thở máy, cần hỗ trợ về chức năng sống, lọc máu, ECMO. Việc xây dựng bệnh viện đều do các mạnh thường quân, nhà tài trợ ủng hộ, đóng góp.

Cang thang dieu tri benh nhan COVID-19 nguy kich tai ICU lon nhat mien Bac-Hinh-2

Bên trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch

“Được chứng kiến giai đoạn từ con số không, một bãi đất trống đến bệnh viện điều trị F0 lớn nhất miền Bắc như hiện tại (có thể đáp ứng hơn 500 giường điều trị các trường hợp thở máy) là may mắn trong đời những bác sĩ như chúng tôi”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện chia sẻ.

Ngày 15/9, bệnh viện nhận F0 đầu tiên. Sau 4 tháng hoạt động, nơi đây đã chăm sóc, điều trị khoảng 1.000 F0. Theo quy trình, bệnh viện chỉ tiếp nhận người đã được xét nghiệm dương tính và có liên hệ trước qua đường dây nóng. Đó là các F0 được CDC địa phương, phường đánh giá tình trạng nặng, nguy kịch.

“Có trường hợp gọi điện đến đường dây nóng, nằng nặc đòi nhập viện nhưng y tế phường đánh giá không phải trường hợp nặng, chúng tôi cũng khuyên họ nên ở lại điều trị, chăm sóc tại tuyến một”, đại diện bệnh viện cho biết.

Các cơ sở, bệnh viện tuyến dưới muốn chuyển bệnh nhân đến đây đều phải gọi điện, chuyển hồ sơ trước (thông tin chi tiết về địa chỉ, tình trạng tiêm vắc xin, bệnh nền…) để các bác sĩ chuẩn bị giường thở, máy thở đón F0.

Tín hiệu khả quan trong điều trị F0 nặng tại ICU lớn nhất miền Bắc

Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 đang có 200 nhân viên y tế, trong đó, một nửa là nhân lực từ các bệnh viện khác đến hỗ trợ và học tập. Ngoài ra, bệnh viện vẫn chia nhân lực hỗ trợ Bình Định, Thanh Hóa, Bình Dương… chống dịch.

Các bác sĩ đang áp dụng phương án 2 ca 3 kíp, mỗi ca kéo dài 12 giờ. Tuy nhiên sau 4 giờ làm trực tiếp tại các ICU, các bác sĩ lại được thay đồ bảo hộ ra làm việc tại phòng đệm, để nhóm khác vào thay. “Số lượng nhân viên y tế đảm bảo nhưng chúng tôi phải cân đối nhân sự có kinh nghiệm về hồi sức tích cực”, PGS.TS Hải nói.

Cang thang dieu tri benh nhan COVID-19 nguy kich tai ICU lon nhat mien Bac-Hinh-3

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện giải quyết công việc tại khu vực buồng đệm.

“Căng thẳng” là điều PGS.TS Hoàng Bùi Hải nói về tình hình điều trị F0 hiện tại khi số mắc của Hà Nội và các tỉnh tăng cao. Bệnh viện đang điều trị khoảng 200 ca, trong đó 60- 70% bệnh nhân tình trạng nặng (từ thở oxy trở lên).

Công việc của các bác sĩ khá vất vả, đặc biệt do số F0 nặng chưa thể xuất viện, bệnh nhân mới lại liên tục bổ sung. “Bệnh nhân nặng ngày càng nhiều hơn. Có trường hợp thở máy 5-6 tuần vẫn chưa thể ra viện”, PGS.TS Hải tiếp tục thông tin.

“Có nhiều cụ bị bệnh Alzheimer’s, thường xuyên đòi về nhà, không hợp tác; có cụ khác lại bị tai biến, nằm liệt giường… Các cụ có hệ miễn dịch kém, vì nhiều lý do chưa được tiêm vắc xin”, Phó giám đốc bệnh viện nói. Vì vậy, công tác chăm sóc, điều trị của các bác sĩ, điều dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn.

Từng có thời gian chi viện, chống dịch tại Bình Dương, PGS.TS Hải cho biết thêm, F0 nặng, nguy kịch giai đoạn này khác với giai đoạn dịch bùng phát trước đây.

Cụ thể, giai đoạn bùng dịch ở TP.HCM, Bình Dương, các F0 nặng, nguy kịch đa dạng ở lứa tuổi, với điểm chung là chưa được tiêm vắc xin. Ca nặng, tử vong có cả người trẻ, khoảng 30-40 tuổi. Ở giai đoạn hiện nay, do được phủ vắc xin nên các trường hợp nặng, nguy kịch chủ yếu là người già, có bệnh nền và phần lớn chưa tiêm vắc xin.

Cang thang dieu tri benh nhan COVID-19 nguy kich tai ICU lon nhat mien Bac-Hinh-4

Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 đang có 200 nhân viên y tế, trong đó, một nửa là nhân lực từ các bệnh viện khác đến hỗ trợ và học tập.

Vì vậy phác đồ điều trị cũng thay đổi để thích ứng tình hình. Hiện tại, phác đồ điều trị được cá nhân hóa tùy theo thể trạng, bệnh nền của từng bệnh nhân.

Cũng theo PGS.TS Hải, nhờ thuốc điều trị, máy móc phương tiện và nhân lực được đảm bảo hơn nên kết quả điều trị F0 được nâng cao, tỷ lệ tử vong giảm so với đợt trước. “Cụ thể, giai đoạn 1 tháng đầu tiên khi vừa đi vào hoạt động, bệnh viện điều trị 20 bệnh nhân thở máy, tỷ lệ tử vong là một nửa. Nhưng thời gian gần đây, tỷ lệ này giảm xuống từ 50% xuống khoảng 40-45%. Ca nặng tăng nhưng tỷ lệ tử vong giảm”, PGS.TS Hải chia sẻ thêm.

Tín hiệu lạc quan này chính là động lực đối với các nhân viên y tế trong giai đoạn khó khăn khi số ca mắc, số ca nặng tại các tỉnh, thành liên tục tăng.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Bản tin 6h sáng ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Đến nay đã có 33.891 người trên cả nước tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Có thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 21/3/2021

Theo thông tin tử Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tính đến 16 giờ ngày 21/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.