Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Bản tin 6h sáng ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Đến nay đã có 33.891 người trên cả nước tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Có thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 21/3/2021

Theo thông tin tử Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tính đến 16 giờ ngày 21/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Chi tiết 33.891 người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại 16 tỉnh/thành phố trong các ngày từ 08-21/3/2021 như sau:

- Tỉnh Hải Dương: 16.635 người

- TP. Hà Nội: 6.360 người

- TP. Hải Phòng: 205 người

- Tỉnh Hưng Yên: 2.571 người

- Tỉnh Bắc Ninh: 2.233 người

- Tỉnh Bắc Giang: 2.642 người

- Tỉnh Hòa Bình: 887 người

-Hà Giang: 176 người

- Điện Biên: 115 người

- TP. Đà Nẵng: 117 người

- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người

- Tỉnh Gia Lai: 200 người

- TP. Hồ Chí Minh: 916 người

- Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người

- Bình Dương: 398 người

- Tỉnh Long An: 224 người.

Bộ Y tế khuyến cáo sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vẫn cần tiếp tục thực hiện đầy đủ thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19.

Trong thời gian từ nay đến cuối tháng 3/2021, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn cho 44 tỉnh còn lại để sẵn sàng cho triển khai khi đợt vắc xin COVID-19 tiếp theo về đến nước ta.

Da 4 ngay Viet Nam khong co ca mac COVID-19 trong cong dong
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho cán bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện Yên Thế- Bắc Giang

Tính từ 18h ngày 21/3 đến 6h ngày 22/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.572 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 724 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

Đến hôm nay, 10 tỉnh, thành phố đã qua 37 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn qua 34 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng, đã qua 27 ngày thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Tính riêng tại địa bàn Hải Dương, một trong hai địa phương đầu tiên có dịch trong đợt này và là địa phương dịch kéo dài nhất, phức tạp nhất, 4 ngày nay không ghi nhận ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.599, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 492

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.379

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.728.

Da 4 ngay Viet Nam khong co ca mac COVID-19 trong cong dong-Hinh-2

Về công tác điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.198 bệnh nhân COVID-19/ 2.571 bệnh nhân. 

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước có 118 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 37 ca âm tính lần 1 Số ca âm tính lần 2: 18 ca; số ca âm tính lần 3 là 63 ca.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có 3 trường hợp bệnh nhân nặng, gồm 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh; 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Các trường hợp này đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 3-5 lần, tuy nhiên các bệnh nhân này có một số bệnh lý nền và đang tập tự thở nên vẫn đang tiếp tục theo dõi sát trong quá trình điều trị.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Nga bắt đầu phân phối vắc-xin ngừa COVID-19

Nga đã phân phối lô vắc-xin ngừa COVID-19 Sputnik V đầu tiên đến 85 vùng khắp nước, dự kiến đến tay khách hàng trong ngày 14/9.

Nga bắt đầu phân phối vắc-xin ngừa COVID-19
Kênh truyền hình RT dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko ngày 12-9 giải thích đây là cách để chính quyền kiểm tra chuỗi cung ứng nhằm bảo đảm hệ thống vận chuyển hoạt động đồng bộ. Ngoài việc kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin, vấn đề hậu cần, phân phối cũng được xem là ưu tiên.

Nga nhận được đề nghị từ Hoa Kỳ sản xuất vắc-xin phòng COVID-19

(Kiến Thức) - Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp (RDIF) của Nga, cho biết đã có những đề xuất từ Mỹ và châu Âu về việc hợp tác sản xuất vắc-xin Sputnik V (Gam-Covid-Vac).

Nga nhận được đề nghị từ Hoa Kỳ sản xuất vắc-xin phòng COVID-19
Ông cho biết, “có những công ty tư nhân và các quỹ đầu tư từ châu Âu và Mỹ đề nghị với RDIF về việc lập quan hệ đối tác để sản xuất vắc-xin Sputnik V". Theo ông, "cuối cùng họ đã hiểu" vắc-xin Nga "khác biệt" như thế nào và “lợi ích khi hợp tác sản xuất vắc-xin Nga như thế nào”.
“Hiện giờ tôi chưa thể nói nhiều hơn, nhưng dự kiến sẽ có thông báo trong hai tuần tới”, TASS trích dẫn lời ông nói với Nhật báo Folha de S. Paulo (Brazil).
Ông Dmitriev nói rằng một chiến dịch thông tin đã được phát động ở phương Tây chống lại vắc-xin của Nga, trong khi "không ai nói về mức độ nguy hiểm của các loại vắc xin khác".
Nga nhan duoc de nghi tu Hoa Ky san xuat vac-xin phong COVID-19
Bộ Y tế Nga thông báo, lô vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên của nước này đã được chuyển từ thủ đô Moscow về các địa phương. Ảnh minh họa.
Vào tháng 8, Bộ Y tế đã đăng ký vắc-xin đầu tiên trên thế giới Sputnik V ngừa COVID-19, do Trung tâm Nghiên cứu Dịch bệnh và Vi sinh vật Gamaleya phát triển và được đặt tên theo vụ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất vào năm 1957.
Nga đã nhận được đơn từ hơn 25 quốc gia về việc mua một tỷ liều vắc-xin.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không loại trừ sự xuất hiện của một loại vắc-xin Mỹ chống lại virus Corona vào tháng 10. Ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris kêu gọi mọi người không nên tin vào những tuyên bố của Trump về việc tạo ra một loại vắc-xin an toàn ở Hoa Kỳ.

Mời độc giả theo dõi video "Cuba hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19". Nguồn: VTC Now.

Lô vắc-xin Sputnik V đầu tiên được chuyển từ Moscow về các địa phương của Nga
Bộ Y tế Nga thông báo, lô vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên của nước này đã được chuyển từ thủ đô Moscow về các địa phương.
Lần giao hàng đầu tiên cũng là lần thử nghiệm: với sự trợ giúp của chuyến giao hàng thử, các chuyên gia dự định sẽ vạch ra chuỗi cung cấp vắc-xin cho các chủ thể cấu thành của Liên bang Nga, cũng như việc tổ chức tiêm chủng cho những công dân thuộc nhóm nguy cơ cao.
Nga là nước đầu tiên trên thế giới đăng ký vắc-xin ngừa virus Corona được phát triển bởi Trung tâm Gamaleya. Sự kiện này diễn ra vào đầu tháng 8 năm 2020.
Vào ngày 9/9, Nga đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm thứ ba với sự tham gia của 40 nghìn tình nguyện viên.
Theo Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, vào cuối năm tới, hơn một tỷ người sẽ được tiêm chủng loại thuốc nội địa chống lại virrus Corona. Khoảng 30 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến Sputnik V.

3 người tình nguyện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đều khỏe mạnh

Sức khỏe của 3 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax ngừa COVID-19 hiện đều khỏe mạnh, không gặp phản ứng phụ nào.

3 người tình nguyện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đều khỏe mạnh
3 nguoi tinh nguyen tiem vac-xin ngua COVID-19 deu khoe manh
Một trong 3 người tình nguyện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên 
Ngày 18/12, thông tin từ Học viện Quân Y cho thấy sức khỏe của 3 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax ngừa COVID-19 hiện đều khỏe mạnh, không gặp phản ứng phụ nào. Sau khi tiêm vắc-xin, 3 tình nguyện viên trên được theo dõi sức khoẻ trong vòng 72 giờ tại Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự (Học viện Quân Y).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.