PGS.TS Trần Mạnh Trí: Điều đặc biệt ở công trình đoạt giải Tạ Quang Bửu

Cụm 3 công trình đoạt giải Tạ Quang Bửu của PGS.TS Trần Mạnh Trí đã góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, đóng góp cơ sở dữ liệu nền quan trọng giúp phát triển các nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới.

Ngày 30/12, PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã vinh dự là 1 trong 200 trí thức, nhà khoa học tham dự buổi gặp mặt với Tổng Bí thư Tô Lâm bởi những thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc...
PGS.TS Tran Manh Tri: Dieu dac biet o cong trinh doat giai Ta Quang Buu
 PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã vinh dự là 1 trong 200 trí thức, nhà khoa học tham dự buổi gặp mặt với Tổng Bí thư Tô Lâm.
“Tôi rất xúc động và trân trọng trước tình cảm to lớn, sự quan tâm và đánh giá cao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành..., đặc biệt là Tổng Bí thư Tô Lâm dành cho đội ngũ tri thức, nhà khoa học nước nhà. Đây là nguồn động viên lớn lao đối với tôi, để tôi tiếp tục nỗ lực để có thêm những đóng góp hơn nữa cho khoa học nước nhà”, PGS.TS Trần Mạnh Trí chia sẻ với PV Tri thức và Cuộc sống.
Năm 2024 là một năm khá thành công đối với PGS.TS Trần Mạnh Trí khi đã trở thành chủ nhân của giải thưởng Tạ Quang Bửu danh giá, được vinh danh Trí thức khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2024, Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Đoạt giải Tạ Quang Bửu nhờ giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu

Ngày 15/5/2024, tại Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024, PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai nhà khoa học đã được vinh danh ở hạng mục giải thưởng chính với cụm 3 công trình.

PGS.TS Tran Manh Tri: Dieu dac biet o cong trinh doat giai Ta Quang Buu-Hinh-2
 Thủ tướng Phạm Minh Chính (bìa phải) và Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt (bìa trái) tặng hoa chúc mừng và trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho PGS.TS Trần Mạnh Trí.
3 cụm công trình này được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành: kỹ thuật môi trường, độc học, sức khỏe và đột biến gen, góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu là ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.
Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Trần Mạnh Trí cho biết, những công trình này đã được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành: kỹ thuật môi trường, độc học và sức khoẻ.
Nội dung chính của cụm 3 công trình nghiên cứu là phát triển các phương pháp phân tích chính xác các hợp chất hữu cơ gây rối loạn nội tiết mới nổi, nhóm phthalate và siloxane trong môi trường không khí và nước, dựa trên các thiết bị phân tích chính xác và hiện đại.
Phthalate và siloxane được biết đến là các phụ gia được sử dụng rất phổ biến với hàm lượng lớn (lên tới vài phần trăm khối lượng). Nó được dùng phổ biến trong các vật liệu bằng nhựa, vật dụng gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, dược phẩm, thẩm mỹ…
Khi chúng ta sử dụng, các hóa chất này có thể thôi ra môi trường không khí và nước. Chẳng hạn, trong không khí, ngay tại nhà ở, các hóa chất này có thể phát tán, khi chúng ta hít thở, thì có thể hấp thu nó. Tương tự, đối với đường nước uống, nếu không thể loại bỏ được, người dùng cũng có thể hấp thu các hóa chất này.
Trong khi đó, qua thí nghiệm trên động vật, đã có những bằng chứng cho thấy, phthalate và siloxane có những độc tính, có thể làm thay đổi hệ nội tiết, hormone sinh sản (estrogen), hormone sinh trưởng và hệ vận động của động vật.
Cộng đồng khoa học đặc biệt quan tâm về hai nhóm hợp chất này. Tuy nhiên, cho đến nay những hiểu biết về độc tính và khả năng phát tán của chúng vào môi trường vẫn còn rất hạn chế tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
“Những nghiên cứu này góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu là ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hoá chất tổng hợp”, PGS.TS Trần Mạnh Trí cho hay.
PGS.TS Tran Manh Tri: Dieu dac biet o cong trinh doat giai Ta Quang Buu-Hinh-3
 PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại Hà Nội, nghiên cứu đã tiến hành đo đạc, quan trắc mức độ phân bố của các chất này trong không khí, trong nguồn nước. Nhóm tác giả cũng đã đề xuất công thức và ước lượng mức độ rủi ro phơi nhiễm của các hóa chất này qua con đường hít thở, đường uống cho các nhóm lứa tuổi khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu không chỉ mới tại Việt Nam, mà còn có ý nghĩa khoa học sâu sắc và đóng góp cơ sở dữ liệu nền quan trọng giúp phát triển các nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới.
Một trong những giá trị thực tiễn nổi bật của công trình, giúp định hướng để chế tạo các vật liệu tiên tiến, thiết bị hiện đại, có thể tự động hóa với mục tiêu làm sạch môi trường không khí (đặc biệt là không khí trong nhà) và nguồn nước.
Là tác giả chính của cụm ba công trình, PGS.TS. Trần Mạnh Trí có ý tưởng về đề tài từ năm 2017, nhưng phải đến năm 2019 đến năm 2021 anh cùng nhóm nghiên cứu mới tiến hành thu thập mẫu nghiên cứu tại khu vực Hà Nội và lân cận một cách bài bản và công phu.
“Không chỉ cá nhân tôi, mà nhiều nhà khoa học đều có ước muốn đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu bởi sự danh giá và liêm chính trong xét duyệt. Khi kết quả được công bố, tôi vỡ òa, cảm thấy lâng lâng hạnh phúc. Giải thưởng Tạ Quang Bửu là sự ghi nhận của cộng đồng khoa học cho những cố gắng, nỗ lực của cá nhân và nhóm nghiên cứu, điều đó động viên, khích lệ chúng tôi rất nhiều”, PGS.TS Trần Mạnh Trí chia sẻ.
Thành lập được nhóm nghiên cứu mạnh về môi trường
Năm 2024, PGS.TS Trần Mạnh Trí được vinh danh Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu (do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) và nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
PGS.TS Tran Manh Tri: Dieu dac biet o cong trinh doat giai Ta Quang Buu-Hinh-4
 PGS.TS Trần Mạnh Trí tại lễ vinh danh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024.
“Việc được vinh danh Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu năm 2024 là niềm vinh dự rất lớn, động viên, khích lệ để tôi tiếp tục cống hiến cho công việc, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học", PGS.TS Trần Mạnh Trí xúc động bày tỏ.
Cho đến hiện tại, PGS.TS Trần Mạnh Trí đã công bố 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín, trong đó các bài báo thuộc Q1 chiếm khoảng 70-80%.
Với những thành tích nổi bật trong nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, PGS.TS Trần Mạnh Trí được tặng Giải thưởng Đại học Quốc gia Hà Nội về Khoa học và Công nghệ năm 2021; Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về những thành tích xuất sắc trong công bố quốc tế và sở hữu trí tuệ hai năm liên tiếp (2020 và 2021); Giải thưởng nhà khoa học trẻ tại Hội nghị Hóa học khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2015.
Một trong những niềm vui của PGS.TS Trần Mạnh Trí và các đồng nghiệp là hiện đã thành lập được nhóm nghiên cứu mạnh có tên “Quan trắc độc chất hữu cơ môi trường”, Trưởng nhóm là PGS.TS Từ Bình Minh. Hướng chính của nhóm là các công bố quốc tế, và các ứng dụng, giải pháp hữu ích.
Từ trải nghiệm của mình, PGS.TS Trần Mạnh Trí cho rằng, để theo đuổi được con đường khoa học, các bạn trẻ cần phải có sự kiên trì, bền bỉ, luôn luôn cố gắng, không bỏ cuộc, hạn chế thấp nhất những thất bại.
PGS.TS Trần Mạnh Trí sinh ra trong một gia đình nghèo ở Tuyên Quang. Anh từng có ý định chỉ học hết cấp 3, không đi học đại học. Chặng đường đến với thành công hôm nay, với PGS.TS Trần Mạnh Trí là một hành trình kỳ diệu, trong đó, có sự giúp đỡ, hỗ trợ của biết bao tấm lòng đối với anh, đặc biệt là những người thầy. Cùng với đó, là ý chí, quyết tâm, sự nỗ lực không ngừng.
“Với cá nhân tôi, chìa khóa cho những thành quả hôm nay, tôi cho rằng là sự quyết tâm. Tôi luôn đặt ý chí, quyết tâm, nghị lực ở trạng thái cao nhất để vượt qua thử thách, không ngại khó khăn, thất bại,bởi tôi cho rằng, có thất bại mới có thành công. Với thí nghiệm làm sai thì rút ra những bài học bổ ích”, PGS.TS Trần Mạnh Trí chia sẻ.
Mời quý độc giả xem viideo: PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ về cụm công trình được trao giải Tạ Quang Bửu năm 2024. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

GS. gốc Việt Nguyễn Thục Quyên: Hành trình không tưởng vươn tới thành công

Nữ Giáo sư gốc Việt - Nguyễn Thục Quyên là một trong những nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất thế giới. Bà vượt qua nhiều khó khăn để vươn tới thành công.

Từ 18/1 - 21/1, Tuần lễ Khoa học VinFuture được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Trong số những tên tuổi lớn tham dự sự kiện này có Giáo sư gốc Việt thành danh ở Mỹ là Nguyễn Thục Quyên.

Chân dung giáo sư Việt được vinh danh với công nghệ 6G

Giáo sư Dương Quang Trung tại ĐH Queen’s Belfast, Anh được trao 2 giải thưởng cho 2 công trình liên quan tới công nghệ 6G tại hội nghị IEEE GLOBECOM 2022.

Hai công trình gồm "Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong nghiên cứu tối ưu hóa tích hợp mạng vệ tinh - mặt đất cho mạng 6G" và "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán về băng thông rộng cho mạng 6G" của giáo sư Dương Quang Trung được trao giải Best Paper Awards tại hội nghị IEEE GLOBECOM 2022. Hội nghi này tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 23/12. Đây là lần thứ ba, giáo sư Dương Quang Trung được trao giải thưởng Best Paper Award tại hội nghị IEEE GLOBECOM (2 lần trước là: năm 2016 tại Washington DC, Mỹ và năm 2019 tại Hawaii, Mỹ).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.