Chân dung giáo sư Việt được vinh danh với công nghệ 6G

Giáo sư Dương Quang Trung tại ĐH Queen’s Belfast, Anh được trao 2 giải thưởng cho 2 công trình liên quan tới công nghệ 6G tại hội nghị IEEE GLOBECOM 2022.

Chân dung giáo sư Việt được vinh danh với công nghệ 6G
Hai công trình gồm "Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong nghiên cứu tối ưu hóa tích hợp mạng vệ tinh - mặt đất cho mạng 6G" và "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán về băng thông rộng cho mạng 6G" của giáo sư Dương Quang Trung được trao giải Best Paper Awards tại hội nghị IEEE GLOBECOM 2022. Hội nghi này tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 23/12. Đây là lần thứ ba, giáo sư Dương Quang Trung được trao giải thưởng Best Paper Award tại hội nghị IEEE GLOBECOM (2 lần trước là: năm 2016 tại Washington DC, Mỹ và năm 2019 tại Hawaii, Mỹ).
GLOBECOM là Hội nghị lớn nhất của ngành Viễn thông với lịch sử hơn 65 năm và hầu như chỉ tổ chức tại Mỹ. Mỗi năm có khoảng 3.000 công trình nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới đăng ký tham gia hội nghị. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 35% công trình được chấp nhận công bố và trình bày tại hội nghị. Tại sự kiện năm 2022, 16 bài báo được chọn làm Best Paper Awards trong tổng số trên 1.100 bài báo được chấp nhận.
Chia sẻ trên trang cá nhân, giáo sư Dương Quang Trung cho biết rất bất ngờ và vui mừng khi 2 công trình liên quan tới công nghệ 6G của ông và cộng sự được vinh danh tại hội nghị IEEE GLOBECOM 2022.
Chan dung giao su Viet duoc vinh danh voi cong nghe 6G
 Giáo sư Dương Quang Trung.
Trước đó, năm 2020, giáo sư Dương Quang Trung được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch nghiên cứu về vấn đề của mạng viễn thông 6G của Hội Kỹ thuật Hoàng gia Anh.
Sinh năm 1979, giáo sư Dương Quang Trung là người Hội An, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Trường THPT Trần Quý Cáp, Hội An. Sau đó, ông theo học tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Viễn thông. Tiếp đó, ông nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Hàn Quốc, lấy bằng thạc sĩ, và hoàn thành bằng tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống viễn thông năm 2012 với học bổng toàn phần tại Thụy Điển.
Đến đầu năm 2013, giáo sư Dương Quang Trung được nhận vào ngạch Giáo sư của Trường ĐH Queen’s Belfast, không phải trải qua giai đoạn hậu Tiến sĩ. Vào tháng 8/2020, ông được phong Giáo sư thực thụ tại ĐH Queen’s Belfast.
Giáo sư Dương Quang Trung đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Newton Prize 2017. Ngoài nghiên cứu khoa học, ông còn là tác giả chính và đồng tác giả của hơn 440 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và hội nghị quốc tế (trong đó có hơn 270 công trình thuộc tạp chí danh mục ISI).
Thêm nữa, giáo sư Dương Quang Trung còn dành thời gian để giúp đỡ các nhà khoa học trẻ, sinh viên Việt Nam. Hàng năm, ông về Việt Nam giảng bài, kết nối các nhà khoa học Việt Nam với nước Anh cũng như thế giới.
Với những đóng góp cho sự cộng tác khoa học và giáo dục giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, giáo sư Dương Quang Trung được nguyên Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ngài Gareth Ward, vinh danh vì những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Anh - Việt (1973 - 2018).

Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THĐT1.

Chân dung Giáo sư Việt thành danh trên đất Anh và sứ mệnh 6G

Sinh năm 1979, giáo sư Dương Quang Trung được bổ nhiệm làm Chủ tịch nghiên cứu về vấn đề của mạng viễn thông 6G của Hội Kỹ thuật Hoàng gia Anh. Ông giành được một số giải thưởng lớn của Anh.  

Chân dung Giáo sư Việt thành danh trên đất Anh và sứ mệnh 6G
Dương Quang Trung là một trong những giáo sư người Việt Nam nổi tiếng thế giới khi gặt hái được nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và được quốc tế đánh giá cao. Là người Hội An, tỉnh Quảng Nam, ông tốt nghiệp THPT Trần Quý Cáp, trở thành sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM và tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Viễn thông.

“Các nhà khoa học cống hiến không vì mục đích xếp hạng”

Theo GS Nguyễn Đình Đức, để đo sức ảnh hưởng của nhà khoa học trong một lĩnh vực nhất định cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

“Các nhà khoa học cống hiến không vì mục đích xếp hạng”
Mới đây, tạp chí PLoS Biology đã công bố danh sách 100.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Tác giả của bảng xếp hạng này là các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc ĐH Stanford (Mỹ).

Nhà khoa học Việt sáng chế hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho bệnh nhân

Blife có thể hỗ trợ người bệnh mất năng lực giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn hiểu và diễn đạt còn tốt.

Nhà khoa học Việt sáng chế hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho bệnh nhân
Trợ giúp người tổn thương vận động

Nhằm giúp người bệnh bị tổn thương chức năng vận động, có thể giao tiếp bằng cử động của mắt, PGS.TS Lê Thanh Hà và cộng sự, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN đã nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống hỗ trợ giao tiếp Blife.

PGS.TS Lê Thanh Hà cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có các phương tiện hỗ trợ hoặc thay thế chức năng giao tiếp cho những người mất khả năng giao tiếp bằng lời nói, nhưng hiểu và diễn đạt còn tốt. Vì vậy, họ buộc phải sống trong tình trạng vô cùng khó khăn hoặc gia đình phải chấp nhận chi phí rất lớn để có được sự hỗ trợ cần thiết.

Trên thế giới cũng đã có những hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động được phát triển thành sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, giá thành của những sản phẩm này rất cao, từ 15 nghìn USD tức khoảng 350 triệu đồng.

“Mức chi phí này là quá cao để bệnh nhân ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể chi trả. Ngoài ra cũng có một số phần mềm riêng rẽ nhưng rất hạn chế về chức năng tương tác và đòi hỏi người dùng phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật máy tính để cài đặt và thiết lập các cấu hình thiết bị chuyên dụng, vì vậy tạo những rào cản lớn cho người sử dụng thông thường”, PGS.TS Lê Thanh Hà thông tin.

Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Hà đã bắt tay vào nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động với chi phí phù hợp. Đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam chế tạo thiết bị kiểu như vậy.

“Là những nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi luôn mong muốn có thể dùng kiến thức chuyên môn của mình tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng”, PGS.TS Lê Thanh Hà chia sẻ.

Đối với hệ thống này, người bệnh chỉ cần dùng chuyển động của mắt để tương tác với thiết bị. Thiết bị sẽ chuyển tải thông tin tới những người xung quanh bằng cách hiện nội dung trên màn hình hoặc bằng âm thanh phát ra loa. Người bệnh cũng có thể thực hiện các tương tác khác như tìm kiếm và duyệt thông tin trên Internet, kiểm tra, soạn và gửi email, tham gia mạng xã hội,…

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mà mắt là kênh giao tiếp còn lại duy nhất, hệ thống thực sự có ý nghĩa. Ngoài những người bị tổn thương chức năng vận động, hệ thống cũng có thể hỗ trợ cho những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ở trong tình huống không thể sử dụng cách thức thông thường như dùng chuột hay bàn phím để tương tác với máy tính.
Nha khoa hoc Viet sang che he thong ho tro giao tiep cho benh nhan

Nhóm nghiên cứu giới thiệu sản phẩm hỗ trợ giao tiếp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới