Cận cảnh “hoa thôi miên” làm 4 người nhập viện ở Lâm Đồng

(Kiến Thức) - Sau sự vụ 4 người ăn phải hoa loa kèn ở Lâm Đồng bị ngộ độc, nhiều người ta cho rằng đây chính là cây "hoa thôi miên" mọi người vẫn nhắc đến.

Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt (trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn), loại hoa này được cho là giống với hoa Borrachero (hoa thôi miên) của Colombia là hoa loa kèn hoang dại.
 Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt (trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn), loại hoa này được cho là giống với hoa Borrachero (hoa thôi miên) của Colombia là hoa loa kèn hoang dại.
Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt loài hoa Borrachero.
 Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt loài hoa Borrachero.
Các nhà sinh vật học đã khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt cùng thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
 Các nhà sinh vật học đã khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt cùng thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
Loại cây này nở hoa quanh năm, hoa lớn và đẹp, có màu trắng tinh khiết và thơm dịu dàng vào lúc chiều tối nên người dân đã nhân giống (ươm cành) trồng để làm đẹp cảnh quan thành phố suốt hàng chục năm qua.
 Loại cây này nở hoa quanh năm, hoa lớn và đẹp, có màu trắng tinh khiết và thơm dịu dàng vào lúc chiều tối nên người dân đã nhân giống (ươm cành) trồng để làm đẹp cảnh quan thành phố suốt hàng chục năm qua.
Tại Đà Lạt, ở bất cứ nơi nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này; dù đó là trong khuôn viên các trường đại học, cao đẳng, dọc hai bên đường phố, vườn hoa, các điểm tham quan và ngay trong khuôn viên nhiều gia đình.
 Tại Đà Lạt, ở bất cứ nơi nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này; dù đó là trong khuôn viên các trường đại học, cao đẳng, dọc hai bên đường phố, vườn hoa, các điểm tham quan và ngay trong khuôn viên nhiều gia đình.
Tuy nhiên, không ai rõ cây hoa loa kèn đang được trồng nhiều tại Đà Lạt xuất hiện từ thời điểm nào, ai là người đầu tiên trồng loại cây trên.
 Tuy nhiên, không ai rõ cây hoa loa kèn đang được trồng nhiều tại Đà Lạt xuất hiện từ thời điểm nào, ai là người đầu tiên trồng loại cây trên.
Mới đây nhất (ngày 10/10/2013), tại Lâm Đồng có 4 trường hợp phải nhập viện trong tình trạng ảo giác nặng, không kiểm soát được hành vi, la hét, khó tiểu… sau khi ăn phải loại hoa này, khiến nhiều người đồn đoán đây chính là loại cây thôi mien giống ở Colombia.
 Mới đây nhất (ngày 10/10/2013), tại Lâm Đồng có 4 trường hợp phải nhập viện trong tình trạng ảo giác nặng, không kiểm soát được hành vi, la hét, khó tiểu… sau khi ăn phải loại hoa này, khiến nhiều người đồn đoán đây chính là loại cây thôi mien giống ở Colombia.
Bệnh nhân Nguyễn Thành Công cho biết, khi tổ chức ăn lẩu thấy cây loa kèn nở hoa trắng muốt trước cổng nên đã hái khoảng 20 bông rửa sạch nhúng vào nổi lẩu cùng ăn. Khoảng 10 phút sau khi ăn thì cả 4 người đều lâm vào tình trạng mắc ảo giác nặng, người lâng lâng như đang bay, không kiểm soát được hành vi…
 Bệnh nhân Nguyễn Thành Công cho biết, khi tổ chức ăn lẩu thấy cây loa kèn nở hoa trắng muốt trước cổng nên đã hái khoảng 20 bông rửa sạch nhúng vào nổi lẩu cùng ăn. Khoảng 10 phút sau khi ăn thì cả 4 người đều lâm vào tình trạng mắc ảo giác nặng, người lâng lâng như đang bay, không kiểm soát được hành vi…
Theo bác sĩ Phan Thạch Khuê, Phó Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu -Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về các chất có trong hoa cây hoa kèn. Tuy nhiên, qua những bệnh nhân bị ngộ độc có thể nhận định loại hoa này có chất gây ảo giác và gây nghiện.
 Theo bác sĩ Phan Thạch Khuê, Phó Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu -Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về các chất có trong hoa cây hoa kèn. Tuy nhiên, qua những bệnh nhân bị ngộ độc có thể nhận định loại hoa này có chất gây ảo giác và gây nghiện.
Bác sĩ Khuê cho biết thêm loại độc tố chứa trong hoa loa kèn tựa như độc tố trong cà độc dược.
 Bác sĩ Khuê cho biết thêm loại độc tố chứa trong hoa loa kèn tựa như độc tố trong cà độc dược.

Zoom cận cảnh phẫu thuật cắt mí mắt

(Kiến Thức) - Tuy đã trở nên phổ biến nhưng phẫu thuật cắt mí vẫn tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm và biến chứng.

Một trong những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện nay chính là cắt mí mắt. Cắt mí chính là giải pháp "cứu cánh" cho những cô nàng sở hữu đôi mắt một mí, mí sụp.
 Một trong những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện nay chính là cắt mí mắt. Cắt mí chính là giải pháp "cứu cánh" cho những cô nàng sở hữu đôi mắt một mí, mí sụp.
Đây là một phương pháp được ưa dùng đối với những cô nàng có đôi một mí nhỏ nhắn.
 Đây là một phương pháp được ưa dùng đối với những cô nàng có đôi một mí nhỏ nhắn. 

Cây mắm ổi chữa ung thư

(Kiến Thức) - Cây mắm ổi có tên khoa học là Avicennia marina, thuộc họ cỏ roi ngựa. Cây được trồng hoặc mọc hoang ở vùng nước mặn hay nước lợ, gặp ở cả hai miền nước ta.

Hỏi: Cây mắm ổi là cây gì, nó có tác dụng chữa ung thư thật không? - Vũ Hoài Linh (Hà Nội).
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.