Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương

Với việc bắt buộc phải tìm kiếm thức ăn, hàng trăm ngàn con linh dương đầu bò đã bất chấp việc có thể bị dẫm đạp tới chết hoặc trở thành miếng mồi ngon cho các con cá sấu.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 1

Từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, có khoảng một triệu con linh dương đầu bò và ngựa vằn đã di cư từ khu bảo tồn động vật hoang dã Masai Mara ở Kenya để đến đồng cỏ Serengeti ở Tanzania nhằm tìm kiếm thức ăn.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 2

Trên chặng đường này, chúng phải vượt qua con sông Mara hung dữ với những dòng nước chảy xiết và hàng trăm con cá sấu đói đang chực chờ.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 3

Theo tiến sĩ Maffioletti, sông Mara chính là chướng ngại vật khó vượt nhất trong cuộc di cư của bầy linh dương đầu bò và ngựa vằn. Bởi vì, cá sấu ở con sông này thường to lớn (dài khoảng 5m), khỏe hơn đồng loại của chúng ở những nơi khác. Điều này giúp chúng có thể dễ dàng tóm gọn một con linh dương đầu bò trưởng thành, trước khi khiến nó bị chết đuối và trở thành một bữa ăn thịnh soạn.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 4

Đồng thời, tiến sĩ Maffioletti còn cho biết thêm, các con linh dương đầu bò có thói quen cùng nhau vượt sông để hạn chế tối đa việc bị cá sâu tấn công. Điều này đã tạo ra một khung cảnh vô cùng sống động trên sông Mara.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 5

Tuy nhiên, việc cùng nhau vượt sông đã khiến bầy linh dương đầu bò gặp phải một nguy hiểm “chết người” khác đó là, trong lúc hỗn loạn, những con non hoặc già yếu có thể bị giẫm đạp tới chết.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 6

Được biết, khoảnh khắc vượt sông Talek này (một nhánh nhỏ của sông Mara) có khoảng 5.000 con linh dương đầu bò tham gia và nó được ghi lại toàn diện bởi nhiếp ảnh gia Paolo Maffioletti.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 7

Một con linh dương đầu bò trưởng thành lao thật nhanh xuống sông và cố gắng tiến về phía trước thật nhanh để tránh bị cá sấu tấn công. Điều này đã tạo ra một khoảnh khắc vô cùng ấn tượng.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 8

Dù đa số đã vượt sông thành công, nhưng hàng năm, bầy linh dương đầu bò vẫn phải trả một cái giá khá đắt đó là việc mất khoảng 1/3 số lượng thành viên trong đàn vì bị cá sấu bắt hoặc bị dẫm đạp và chết đuối.

Cận cảnh cuộc vượt sông “sinh tử” của bầy linh dương ảnh 9

Tuy vậy, việc mất 1/3 số lượng cá thể trong đàn sẽ giúp những con còn lại trong bầy linh dương đầu bò và ngựa vằn vượt sông an toàn. Qua tới mùa xuân, việc sinh sản của chúng sẽ dư sức để bù lại số lượng đã mất.

Video: Sư tử hạ linh dương trong “một nốt nhạc”

Sau khi phát hiện thấy linh dương Impala, sư tử mẹ chỉ cần khoảng 10 giây để tấn công và hạ gục con mồi của mình.

Trong lúc đang dẫn đàn con đi trên bờ, sư tử mẹ phát hiện ra 3 con linh dương Impala đang uống nước dưới đầm lầy. Sau vài giây quyết định lựa chọn con mồi, sư tử mẹ đã lao tới tấn công và nhanh chóng hạ gục linh dương.

Sư tử mẹ dễ dàng bắt linh dương Impala.

Sau khi sử tử mẹ bắt được linh dương, đàn sư tử con đã lao tới cắn xé và đánh chén linh dương Impala.- Video sư tử mẹ tấn công linh dương Impala. Nguồn: Kruger Sightings.

Clip: Sư tử ngậm ngùi nhìn hà mã giành mất con mồi

Tuy nhìn thấy linh dương bị mắc kẹt dưới đầm lầy trước nhưng sử tử vẫn phải ngậm ngùi chìn hà mã “cướp” mất miếng mồi ngon.

Trong đoạn clip dưới đây, sư tử đã phát hiện ra chú linh dương bị kẹt dưới đầm lầy. Tuy nhiên, do không thể xuống dưới để bắt mồi nên nó đành phải chứng kiến cảnh hà mã mẹ “cướp” mất linh dương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.