Thuyền trưởng Erik Rue thuộc công ty Calcasieu Charter Service, Mỹ, là người đầu tiên trông thấy con cá heo hồng vào năm 2007 khi nó còn nhỏ. Sau 8 năm, nó đã trưởng thành và quay trở lại sông Calcasieu phía tây nam bang Louisiana.
Rue cho biết, toàn thân con cá heo mang biệt danh Pinky đều màu hồng trong khi phần lớn cá heo chỉ có phần bụng hồng. Gần đây nó đang ghép đôi với một con đực và có thể đang mang thai.
"Chúng tôi thấy nó bơi lội gần như mọi ngày trong mùa hè. Nó trông rất vui vẻ và khỏe mạnh," Rue chia sẻ trên WGNO-TV.
Hình ảnh cô cá heo hông Pinky do thuyền trưởng Erik Rue ghi lại. Ảnh Sience Alert |
Từ trước đến nay, cá heo thường được cho là một loài bạch tạng, nhưng sự xuất hiện của loài cá heo màu hồng này đã làm dấy lên vài cuộc tranh luận: Nhiều nhà quan sát cho rằng cá heo màu xám - màu phổ biến nhất - sẽ dần ít đi bởi điều kiện di truyền, và thay vào đó sẽ là các lợp vỏ màu hồng hoặc đỏ, do cấu trúc gene của loài vật này bị biến đổi.
"Có thể nó có màu hồng là bởi vì đây là một cá thể bạch tạng và dưới tác động của ánh sáng mà chúng ta nhìn thành màu hồng," Nhà sinh vật học cấp cao Regina Asmutis-Silvia nói. "Bạch tạng là một đặc điểm có tính di truyền, và đến nay vẫn không rõ việc di truyền đặc điểm này trong giới động vật sẽ ra sao... Tôi chưa bao giờ thấy con cá heo nào có màu tương tự trong suốt sự nghiệp nghiên cứu của mình."
Tuy nhiên ngoài Pinky, có một cá thể cá heo hồng khác rất nổi tiếng đang sống tại Bảo tàng Cá voi Taiji, Nhật Bản, báo Vntinhnhanh cho hay.
Các cá thể bạch tạng thường mang một số đặc điểm như: Thị lực kém, nhạy cảm với ánh sáng Mặt Trời và đặc biệt là quá nổi bật nên dễ bị các loài khác tấn công, và đó chính là lý do vì sao có rất ít cá thể như Pinky được tìm thấy cho đến ngày nay.