Căn bệnh COVID-19 tấn công cơ thể con người kinh khủng thế nào?

(Kiến Thức) -Theo nghiên cứu mới đây, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không chỉ gây ra các vấn đề hô hấp chết người, mà căn bệnh này có thể tàn phá toàn bộ cơ thể như gây suy thận, viêm tim, biến chứng miễn dịch hay "ngón chân COVID".

Thông qua số liệu ngày càng hoàn thiện từ các nghiên cứu, báo cáo và những bác sĩ kinh nghiệm, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tất cả các bộ phận trong cơ thể, từ não đến những ngón chân.
Cụ thể, các bác sĩ điều trị bệnh COVID-19 đang nhận thấy một loạt các hội chứng kỳ lạ và đáng sợ liên quan tới virus SARS-CoV-2, bao gồm các cục máu đông ở mọi kích cỡ trên cơ thể, chứng suy thận, viêm tim, biến chứng miễn dịch và cả một hiện tượng có tên "ngón chân COVID".
Can benh COVID-19 tan cong co the con nguoi kinh khung the nao?
Virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tất cả các bộ phận trong cơ thể, từ não đến những ngón chân. 
Dưới đây là bảng phân tích về căn bệnh COVID-19 có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể:
Mắt
Virus SARS-CoV-2 có thể làm đỏ mắt, gây đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc ở một số bệnh nhân. Các bác sĩ đã gợi ý rằng, dấu hiệu này phát triển trong tình trạng bệnh nặng, và một nghiên cứu trên 38 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Hồ Bắc, Trung Quốc, đã phát hiện ra rằng 1/3 trong số đó bị đau mắt đỏ.
Não
Các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, đau đầu, suy giảm ý thức và chấn thương cơ xương đã được ghi nhận trong một số trường hợp. Theo tạp chí Wall Street, các bác sĩ Trung Quốc hồi tháng 4 vừa qua đã công bố một nghiên cứu về chức năng của hệ thần kinh trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho thấy người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như co giật và đột quỵ, xảy ra khi các cục máu đông di chuyển đến não.
Tim
Bên cạnh hiện tượng nhịp tim không đều, các bác sĩ đã chứng kiến những trường hợp đáng báo động về viêm cơ tim, có thể dẫn đến ngừng tim ở bệnh nhân COVID-19. Mitchell Elkind, nhà thần kinh học thuộc Đại học Columbia và là chủ tịch của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho biết: “Nhiều bệnh nhân dường như đang có tiến triển tốt về tình trạng hô hấp, nhưng đột nhiên họ lại gặp vấn đề về tim, không phù hợp với tình trạng hô hấp của họ”.
Phổi
Can benh COVID-19 tan cong co the con nguoi kinh khung the nao?-Hinh-2
 
Ho là triệu chứng nổi bật nhất của COVID-19, thêm vào đó là tình trạng khó thở và trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị viêm phổi nặng. Tờ The Guardian đưa tin, phổi có thể bị nhiễm trùng, làm đầy các túi khí nhỏ bằng các tế bào và chất lỏng ngăn chặn dòng chảy của oxy. Khi các túi khí bị viêm, viêm phổi có thể phát triển trong phổi, khiến phổ phải vật lộn để cung cấp đủ oxy cho máu, làm giảm khả năng của cơ thể để lấy oxy và loại bỏ carbon dioxide.
Hệ thống thần kinh cảm giác
Mất khả năng vị giác và khứu giác cũng là một triệu chứng đặc biệt liên quan mật thiết với virus SARS-CoV-2. Theo các nhà nghiên cứu từ King College London, tình trạng được gọi là mất khứu giác (anosmia), ban đầu không được công nhận là triệu chứng của virus, nhưng dữ liệu từ một ứng dụng theo dõi triệu chứng trong một nghiên cứu cho thấy 60% những người dương tính với virus corona cho biết họ mất cảm giác về mùi và vị. Khoảng ¼ số bệnh nhân đã có những triệu chứng lạ này trước khi phát triển các tình trạng khác, cho thấy nó có thể là dấu hiệu sớm của virus.
Máu
Virus SARS-CoV-2 cũng khiến máu đông đặc hơn và tạo ra các cục máu đông trong tĩnh mạch, theo các bác sĩ. Các cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi và não, có khả năng gây ra một tình trạng chết người mà y học gọi là tắc nghẽn mạch phổi. Hiện tại, khoa học vẫn chưa thể giải thích tại sao virus SARS-CoV-2 lại có khả năng tạo ra những cục máu đông và tại sao cơ thể không thể phá vỡ chúng.
Hệ tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng là một trong những triệu chứng chính ở nhiều bệnh nhân COVID-19. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gastroenterology của Mỹ, gần một nửa số bệnh nhân nhiễm virus nhập viện tại tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc gặp phải tình trạng này.
Thận
Tổn thương thận đã được ghi nhận ở những bệnh nhân COVID-19 với một tỷ lệ đáng báo động về số người người cần lọc máu. Một bác sĩ thận học cho rằng, gần một nửa số bệnh nhân nhập viện có máu hoặc protein trong nước tiểu, cho thấy có tổn thương sớm ở thận. Và dữ liệu ban đầu cho thấy khoảng 14 đến 30% bệnh nhân phải chăm sóc tích cực ở New York và Vũ Hán, bị tê liệt chức năng thận và phải chạy thận hoặc điều trị thay thế thận liên tục.
Hệ miễn dịch
Các bác sĩ đã tìm thấy trong một số trường hợp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có tình trạng hoạt động quá tải để chống lại sự nhiễm trùng. Phản ứng được gọi là hội chứng giải phóng cytokine, có thể gây ra những tác động tiêu cực dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng và suy nội tạng.
Đôi bàn chân
Can benh COVID-19 tan cong co the con nguoi kinh khung the nao?-Hinh-3
Một triệu chứng khá khó hiểu của bệnh nhân COVID-19 mặc dù ít gây phiền toái hơn, được gọi là "ngón chân COVID". 
Một triệu chứng khá khó hiểu của bệnh nhân COVID-19 mặc dù ít gây phiền toái hơn, được gọi là "ngón chân COVID". Bệnh nhân báo cáo tình trạng sưng đỏ hoặc tím các ngón chân.
Trong số hầu hết các bệnh nhân COVID-19 trẻ tuổi ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha, các bác sĩ đã quan sát thấy họ có những vết loét màu tím ở chân, tương tự như ở bệnh nhân mắc thủy đậu hoặc sởi.
Có thể các cục máu đông nhỏ liên quan đến COVID-19 đang gây ra tình trạng đó, các bác sĩ cho biết.

Bệnh nhân 91 diễn biến nặng dù là phi công sức khỏe tốt, chuyên gia lý giải ra sao?

(Kiến Thức) - Bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh từng có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khi nhiễm COVID-10, ca bệnh này bị suy đa tạng, phải can thiệp ECMO và được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Tính đến sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 251 ca nhiễm COVID-19. Ngoài những bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện, vẫn có những bệnh nhân nặng phải điều trị tích cực, trong đó phải kể đến là bệnh nhân COVID_19 thứ 91 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể).
Trước đó, ngày 17/3 bệnh nhân 91 có dấu hiệu mệt mỏi và đến bệnh viện. Khai thác tiền sử dịch tễ cho thấy, bệnh nhân có đi đến quán bar Buddha - ổ dịch COVID-19 ở TP. HCM. Đến khi nhập viện, bệnh nhân được chụp X-quang với tình trạng có tổn thương nhu mô phổi phải, được xét nghiệm, thực hiện cách ly.

Bệnh nhân 91 vẫn rất nguy kịch, ca thứ 19 đã cai máy thở

(Kiến Thức) - Bệnh nhân 91 trải qua 49 ngày điều trị, đang được hỗ trợ hô hấp/mở khí quản và can thiệp ECMO ngày thứ 31. Trong khi đó, bệnh nhân 19 hồi phục tốt, đã cai thở máy từ ngày 4/5.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến nay Việt Nam chữa khỏi cho 232 bệnh nhân, chiếm 86% tổng số ca bệnh ở nước ta. 39 bệnh nhân còn lại được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Sức khoẻ của 2 bệnh nhân COVID-19 nặng là ca 161 và 19 hiện tiến triển tốt lên. Cả hai bệnh nhân này hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh..

Hội chứng “cơn bão cytokine” của bệnh nhân COVID-19 thứ 91 nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Bệnh nhân COVID-19 thứ 91, là nam phi công người Anh, mắc hội chứng "cơn bão cytokine", phản ứng miễn dịch dữ dội, tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân  COVID-19 thứ 91 là nam phi công người Anh hiện vẫn trong tình trạng rất nguy kịch.
Hoi chung “con bao cytokine” cua benh nhan COVID-19 thu 91 nguy hiem ra sao?
Bệnh nhân 91 bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - phản ứng miễn dịch dữ dội. Ảnh minh họa. 

Kết quả xét nghiệm mới nhất ngày 6/5 mẫu bệnh phẩm dịch tị hầu của nam phi công người Anh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, trong khi mẫu máu và dịch rửa phế quản âm tính. Như vậy, sau 5 lần liên tiếp âm tính, nam bệnh nhân này lại dương tính trở lại với SARS-CoV-2 tại mẫu lấy ở vị trí tị hầu. Ngoài ra, men gan bệnh nhân tăng, xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng có xu hướng tăng, siêu âm cho thấy tràn khí màng phổi phải ít.

Nam phi công người Anh, 43 tuổi, cao 1.83m, nặng 100kg (chỉ số khối cơ thể là 30.1 - có yếu tố béo phì) được can thiệp ECMO từ hôm 6/4. Từ thời điểm nhập viện đến nay, bệnh nhân đã ở ngày thứ 51 trong quá trình điều trị, trong đó có 32 ngày điều trị ECMO, tình trạng bệnh liên tục có diễn tiến nặng, đe dọa tính mạng.

Đến sáng nay, bệnh nhân vẫn tiếp tục trong tình trạng nguy kịch, men gan tăng, nhiễm trùng tăng, 2 phổi đông đặc và co nhỏ trong khi vài ngày trước, bệnh nhân chỉ đông đặc phổi phải và 1/2 phổi trái. Do đó, Hội đồng chuyên môn đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân 91.

Một nguy cơ khác đáng ngại đối với bệnh nhân 91 là rối loạn đông máu. Bệnh nhân mắc hội chứng "cơn bão cytokine", phản ứng miễn dịch dữ dội, tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Do bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho bệnh nhân này.

Hội chứng giải phóng cytokine của bệnh nhân 91, còn được gọi là cơn bão cytokine. Đây là hội chứng viêm toàn thân cấp tính, hoặc phản ứng miễn dịch quá mức, đặc trưng bởi sốt và rối loạn chức năng đa cơ quan...

Một lượng lớn dữ liệu cho thấy cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Virus SARS-CoV-2 gây ra phản ứng cytokine/chemokine quá mức và kéo dài ở một số người bị nhiễm bệnh, được gọi là cơn bão cytokine. Cơn bão cytokine gây ra ARDS hoặc rối loạn chức năng đa cơ quan, dẫn đến tử vong. Kiểm soát kịp thời cơn bão cytokine ở giai đoạn đầu thông qua các biện pháp như điều hòa miễn dịch và đối kháng cytokine, cũng như giảm thâm nhiễm các tế bào viêm ở phổi, là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ thành công điều trị và giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19.

Hoi chung “con bao cytokine” cua benh nhan COVID-19 thu 91 nguy hiem ra sao?-Hinh-2
Một lượng lớn dữ liệu cho thấy cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Ảnh: Internet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.