Căn bệnh bí ẩn tất cả phi hành gia đặt chân đến Mặt trăng đều mắc

Sau khi kết thúc hành trình khám phá Mặt trăng, các phi hành gia đều có chung triệu chứng và mắc căn bệnh giống nhau. Liệu nó là gì?

Sau khi Liên Xô phóng tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 1976, Mỹ cũng liên tục thực hiện 6 cuộc đổ bộ khác lên hành tinh này. Tổng cộng có 12 phi hành gia của Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt trăng. Các chuyên gia tiết lộ, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cả 12 phi hành gia này đều mắc cùng một căn bệnh lạ.

Can benh bi an tat ca phi hanh gia dat chan den Mat trang deu mac

Ảnh minh họa.

Triệu chứng của căn mệnh là nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi rất nhiều trong vài tuần. Harrison Schmitt – một nhà du hành vũ trụ của NASA mô tả đây là bệnh “lunar” hay “fever” (sốt dị ứng Mặt trăng). Nhìn chung, hô hấp các phi hành gia đều sẽ có vấn đề, mất vài tuần để khỏi các triệu chứng.

Can benh bi an tat ca phi hanh gia dat chan den Mat trang deu mac-Hinh-2

Vậy nguyên nhân là gì? Nghiên cứu cho thấy ở Mặt trăng tồn tại loại đất có thể phá hủy phổi, tế bào não sau thời gian tiếp xúc dài. Loại bụi trên Mặt trăng vô cùng nguy hiểm. Nó đủ khả năng mài mòn trang phục bảo hộ, phá hủy thiết bị chân không. Thậm chí người ta còn tìm thấy silicate trong bụi Mặt trăng. Đây là chất có trong trong núi lửa, nếu hít vào sẽ khiến phổi bị tổn thương.

Trên Mặt trăng, trọng lực thấp nên các vật chất nhỏ lại tồn tại lâu hơn, sâu hơn trong phổi. Bởi thế tác động độc hại cũng càng lớn. Khác với bụi ở Trái đất, bụi Mặt trăng sắc nhọn và tiếp xúc thường xuyên với bức xạ Mặt trời. Hít loại bụi này lâu dài phi hành gia sẽ bị tổn thương DNA.

Can benh bi an tat ca phi hanh gia dat chan den Mat trang deu mac-Hinh-3

Sau một thí nghiệm cho tế bào sống của con người và chuột tiếp xúc với loại bụi tương tự ở Mặt trăng, chúng ta thu được kết quả đáng kinh ngạc. 90% tế bào não chuột và tế bào phổi của con người đã chết.

Các chuyên gia tuyên bố, không phải Mặt trăng có độc, mà chỉ đơn giản là bụi ở hành tinh này không tốt cho sức khỏe phi hành gia. Vì thế mà các nhà du hành vũ trụ khi đặt chân đến đây cần phải cẩn trọng.

Vì sao Nga trở lại thám hiểm Mặt trăng sau gần 50 năm?

Tên lửa Soyuz 2.1v mang theo tàu thám hiểm Mặt trăng Luna-25 đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Vostochny ngày 11/8. Mục tiêu của Nga là trở thành cường quốc đầu tiên hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng.

Vi sao Nga tro lai tham hiem Mat trang sau gan 50 nam?
Vào 2h11 ngày 11/8 theo giờ địa phương (tức 6h11 cùng ngày theo giờ Việt Nam), tên lửa đẩy Soyuz 2.1v mang theo tàu thăm dò Luna-25 đã rời khỏi bệ phóng ở sân bay vũ trụ Vostochny, cách thủ đô Moscow 5.550 km về phía đông. Tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa đẩy để rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và hướng tới Mặt trăng khoảng hơn 1 giờ sau đó. 

Mặt trăng có “kho báu” trăm tỷ USD, các cường quốc khát khao chinh phục

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ... đang chạy đua chinh phục Mặt Trăng để khai thác "kho báu" hàng trăm tỷ USD. Đó chính là nước đóng băng trên Mặt Trăng và nhiều kim loại đất hiếm.

Mat trang co “kho bau” tram ty USD, cac cuong quoc khat khao chinh phuc
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đang tham gia cuộc chạy đua không gian, chinh phục và thám hiểm Mặt Trăng. Trong số này, NASA lên kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt Trăng lần nữa vào năm 2025 trong chương trình Artemis. Trung Quốc lên kế hoạch đưa người tới Mặt Trăng năm 2030. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.