Cách phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi khi trời lạnh

Đột quỵ hay xảy ra ở những người cao tuổi có bệnh nền như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường type 2, từng bị đột quỵ, rối loạn chuyển hóa lipid...

Khi trời lạnh làm tăng tiết catecholamin trong máu khiến mạch máu co lại. Từ đó làm tăng áp lực trong lòng mạch dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Đồng thời thay đổi nồng độ 1 số thành phần đông máu như: tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và tăng độ nhớt của máu... khiến tăng tình trạng đông máu, dễ hình thành cục máu đông hơn và các cục máu đông sẽ bít tắc lòng mạch gây ra đột quỵ não, đột quỵ tim như nhồi máu cơ tim.
Cach phong ngua dot quy o nguoi cao tuoi khi troi lanh
 Đột quỵ hay xảy ra ở người già, người có bệnh nền,... Ảnh minh họa
Đột quỵ hay xảy ra ở những người cao tuổi có bệnh nền như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường type 2, từng bị đột quỵ, rối loạn chuyển hóa lipid...
Những người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch thường dễ bị đột quỵ hơn vào mùa lạnh. Đối với người lớn tuổi, hệ thống miễn dịch và khả năng chịu đựng suy giảm, đồng thời mạch máu không còn đàn hồi, trở nên cứng hơn và độ cô đặc của máu cũng tăng. Điều này khiến máu dễ bị đông và lưu lượng máu đến não giảm.
Để đề phòng đột quỵ tim cũng như đột quỵ não đối những người có bệnh nền, bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ dẫn, đo huyết áp hàng ngày và tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ. Người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh.
- Thay đổi chế độ ăn uống: ăn nhạt dưới 5 gram muối mỗi ngày. Người cao tuổi nên ăn tăng cường rau xanh và trái cây, ăn đủ chất và giàu năng lượng. Cần uống đủ nước, nước ấm và uống nhiều lần trong ngày, không để tình trạng khát mới uống vì người cao tuổi lượng nước dự trữ thấp hơn người trẻ. Hơn nữa cần kiêng rượu bia và các chất kích thích gây tăng nhịp tim, bỏ thuốc lá.
Cach phong ngua dot quy o nguoi cao tuoi khi troi lanh-Hinh-2
 
- Thư giãn tránh stress và ngủ đủ giấc 7-8h/ngày. Người cao tuổi nên ngủ trong phòng đủ ấm đảm bảo nhiệt độ trên 20 độ C.
Khi thời tiết lạnh, người cao tuổi lưu ý giữ ấm cơ thể tránh nhiễm lạnh bằng cách mặc ấm ngay cả khi ở nhà hay ra đường. Ở người già, khối cơ đều giảm theo tuổi tức là tấm áo che phủ cơ thể bị mỏng đi và giảm chức năng bảo vệ những cơ quan quan trọng của cơ thể nên dễ bị hạ thân nhiệt.
Cach phong ngua dot quy o nguoi cao tuoi khi troi lanh-Hinh-3
 Duy trì hoạt động thể chất đều đặn. Ảnh minh họa
Người cao tuổi nên đội mũ quàng khăn để giữ ấm đầu và cổ, đeo tất giữ ấm lòng bàn chân. Khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít thở không khí lạnh cũng như các loại virus như cúm. Đồng thời người cao tuổi nên tránh ra ngoài trời lạnh quá sớm hoặc quá khuya.
- Duy trì hoạt động thể chất đều đặn, đúng cách để giảm các nguy cơ đột quỵ.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân rửa tay xà phòng, xịt mũi xúc họng nước muối. Đối với những người không có bệnh lý nền hoặc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cũng nên khám định kỳ. Đặc biệt nên khám sức khỏe trước các đợt rét để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ và can thiệp kịp thời.

7 thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt

Uống đủ nước, tiêu thụ thực phẩm giàu chất điện giải và chất chống oxy hóa có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngừa đột quỵ do nhiệt.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên thêm vào chế độ ăn uống của mình để giải nhiệt và phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng.

Tưởng đau đầu, chóng mặt vì say rượu ai ngờ đột quỵ não

Các biến chứng của đột quỵ đặc biệt nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt nửa người, sống thực vật, thậm chí gây tử vong.

Nhầm say rượu với đột quỵ não cấp

Sự thật 2 loại thuốc phòng đột quỵ nhiều người tiêm theo phong trào

Hiện trên cả nước đang rộ lên trào lưu mọi người đua nhau đi “tiêm truyền thuốc phòng đột quỵ” Cerebrolysin và Luotai. Nhưng theo các chuyên gia, thuốc không có tác dụng phòng đột quỵ.

Đua nhau đi tiêm thuốc phòng đột quỵ có nên?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.