Cách nấu rau cần tây ngon ngọt chữa cao huyết áp

(Kiến Thức) - Theo Đông y, cần tây thường được dùng chữa suy nhược cơ thể do làm việc nhiều, suy nhược thận, tiêu hoá kém, ăn không ngon, cao huyết áp, thấp khớp.

Mỗi ngày ăn sống khoảng 20 - 50g rau cần tây trong các bữa ăn có thể giúp chữa chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng, béo phì, cao huyết áp. Có thể dùng 50g rau cần tây, loại rau càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, xay hoặc giã nát rồi ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Những người bị huyết áp thấp không nên dùng rau cần tây. 
Cach nau rau can tay ngon ngot chua cao huyet ap
 Cần tây.
Sau đây là một số món canh nấu cần tây hữu ích cho người cao huyết áp.
Canh ốc đồng, cần tây: Món ăn này có tác dụng trừ thấp, lợi thủy, giảm mỡ, hạ huyết áp. Ốc đồng 50g, thịt lợn nạc 20g, cần tây 50g, đậu đỏ 15g, nấm hương 15g, gừng 3g, hành 10g, tỏi 10g, xì dầu 10g, dầu ăn lượng thích hợp. Thịt ốc đồng rửa sạch, cắt miếng; thịt lợn cắt miếng; cần tây rửa sạch, cắt khúc; đậu đỏ rửa sạch; nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ cuống; cắt làm đôi. Dùng một nồi nấu đậu đỏ với 1 lít nước cho đậu chín. Lấy nồi khác để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, bỏ ốc, thịt, vào xào sơ. Tiếp theo, đổ đậu đã nấu chín cùng với nước vào nồi ốc, thịt. Cho cần tây, nấm hương, xì dầu vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ hầm nhừ là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Canh rau cần tây, hải sâm: Món ăn này có tác dụng bổ can thận, hạ huyết áp. Cần tây 50g, hải sâm 100g, câu kỷ 10g, gừng 3g, hành 10g, muối 3g, dầu ăn lượng thích hợp. Cần tây rửa sạch, cắt khúc; hải sâm rang sơ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng mỏng; câu kỷ tử rửa sạch; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, rồi bỏ tất cả vào nấu với nước, vặn lửa nhỏ nấu chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Canh rau cần, hải sâm, nấm tai mèo: Món ăn này có tác dụng bổ can thận, giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp. Cần tây 50g, hải sâm 100g, nấm tai mèo (mộc nhĩ) 50g, gừng 3g, hành 10g, muối 3g, dầu lượng thích hợp. Cần tây rửa sạch, cắt khúc; hải sâm ngâm nước cho mềm, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng; nấm rửa sạch; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, rồi bỏ tất cả vào xào sơ, trộn đều. Sau đó nấu với nước, vặn lửa nhỏ nấu chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Canh thịt lợn, cần tây, nấm hương, lá sen: Món canh này có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt, hạ huyết áp. Thịt lợn nạc 100g, cần tây 100g, nấm hương 30g, lá sen 10g, gừng 5g, tỏi 10g, hành 10g, muối 3g, dầu mè lượng thích hợp. Thịt lợn rửa sạch, cắt miếng; cần tây rửa sạch, cắt khúc; nấm hương lựa sơ, bỏ cuống, cắt làm 2, rửa sạch; lá sen rửa sạch, cắt nhỏ; gừng cắt lát, hành cắt đoạn, tỏi bỏ vỏ, cắt lát. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, bỏ thịt heo vào xào sơ. Sau đó cho tất cả vào nấu thành canh với lửa nhỏ chừng 35 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Giấm ngâm nấm hương trị cao huyết áp

(Kiến Thức) - Giấm ngâm nấm hương có tác dụng trị cao huyết áp khá hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng làm một lọ để sử dụng thường xuyên. 

Hỏi: Tôi bị huyết áp cao 150/110 mmHg. Có người khuyên tôi nên dùng dấm ngâm nấm hương để uống giúp trị cao huyết áp và phòng chống tai biến nhưng tôi không biết cách làm. Mong tòa soạn hướng dẫn và cho biết công dụng của giấm đối với bệnh này - Nguyễn Nam Khanh (Hà Nội).
Giam ngam nam huong tri cao huyet ap
 

Sinh tố táo trị cao huyết áp

(Kiến Thức) - Ngoài tác dụng trị cao huyết áp, món sinh tố táo còn giúp hỗ trợ chữa viêm gan, viêm thận, chán ăn, làm đẹp da... 

Sinh to tao tri cao huyet ap
 
Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trị ho, giúp kích thích tiêu hóa và trị cao huyết áp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.