Cách chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y

- Hỏi: Gần đây, thỉnh thoảng tôi thấy tim đập nhộn nhạo, bụng lành lạnh khó chịu, chu kỳ xuất hiện một vài tháng/lần. Mỗi lần kéo dài vài ba ngày, rất khó chịu, gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Nguy hiểm nhất là thỉnh thoảng ngực rất nóng, tim đập nhanh, huyết áp đột ngột tăng lên 140 - 160/90 - 100. Tôi đi khám, bác sĩ kết luận rối loạn thần kinh thực vật. Xin hỏi, Đông y có bài thuốc nào hoặc cơ sở khám chữa bệnh nào điều trị được bệnh này không? - Vũ Dậu (Nghĩa Hưng, Nam Định).


Cách chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y ảnh 2
 
Lương y Vũ Quốc Trung trả lời: Theo Đông y, rối loạn thần kinh thực vật thuộc phạm trù bệnh danh "Kinh quý, chính xung" (tim đập hồi hộp). Nguyên nhân là do hoạt động thần kinh căng thẳng quá mức, kích thích ngoài ý muốn hoặc sau khi bị bệnh nặng, bệnh lâu dài, thể chất hư nhược, đến nỗi công năng tạng phủ, âm dương, khí huyết đều mất điều hoà mà dẫn đến rối loạn công năng. Tùy theo thể bệnh có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.

Huyết không đủ để dưỡng tâm: Tim đập hồi hộp, đầu váng, sắc mặt không tươi nhuận, móng tay bệch, chân tay yếu, lưỡi đỏ nhạt, mạch tế. Dùng bài thuốc: Hoàng kỳ 12g, bạch truật 10g, nhân sâm 6g, long nhãn 8g, phục thần 12g, viễn chí 4g, đương quy 10g, mộc hương 12g, táo nhân 4g.

Thận thuỷ kém hư hoả bốc lên: Đang ngủ tỉnh giấc, tim đập hồi hộp bứt rứt không yên, váng đầu, ù tai, thắt lưng mỏi, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Dùng bài thuốc: Sinh địa 16g, nhân sâm 6g, đan sâm 10g, huyền sâm 6g, bạch linh 10g, ngũ vị tử 8g, viễn chí 6g, cát cánh 10g, quy thân 10g, thiết môn 12g, mạch môn 12g, bá tử nhân sao 8g, toan táo nhân 10g.

Phong thấp xâm nhập vào mạch: Tim đập hồi hộp, thở ngắn hơi, ngực đầy hoặc đau thắt, gò má đỏ, nếu nặng thì môi, móng xanh tím, hoặc ho, khạc máu, lưỡi nhợt xanh hoặc có ứ huyết, mạch tế hoặc kết đại dùng bài thuốc: Đan sâm 12g, xích thược 10g, đào nhân 6g, hồng hoa 6g, hương phủ 10g, diên hồ sách 8g, thanh bì 12g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, sinh địa 12g.

Tâm thần bất an: Nhân sâm, phục linh 12g, phục thần 10g, viễn chí 8g, xương bồ 10g, long xỉ 10g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml (3 bát) nước vào thang thuốc, sắc kỹ lấy 250ml (1 bát) chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn nên đi khám Đông y để được tư vấn và điều trị không nên tự ý mua thuốc về uống.
PV (ghi)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.