Các nhà khoa học Nga đưa ra cảnh báo về vệ tinh của Mỹ

Các nhà khoa học Nga cảnh báo vệ tinh của Mỹ đang tan rã một phần trên quỹ đạo quanh Trái đất.

Cac nha khoa hoc Nga dua ra canh bao ve ve tinh cua My

Hình minh họa vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất. Ảnh: NASA

Một vệ tinh của Mỹ đang tan rã một phần trên quỹ đạo, gây nguy hiểm cho các tàu vũ trụ khác đang quay quanh Trái đất, các nhà khoa học Nga cảnh báo hôm 10/9.
Theo Viện Toán học Ứng dụng Keldysh có trụ sở tại Moscow, vệ tinh Galaxy 11 của Mỹ, do công ty dịch vụ vệ tinh Intelsat vận hành, đang dần tan rã. Được biết, Galaxy 11 đã được phóng vào năm 1999 như một phương tiện dự phòng cho vệ tinh Intelsat 802.
Các nhà khoa học cho biết kính thiên văn của họ đã theo dõi một số mảnh vỡ có kích thước nhỏ tách ra từ Galaxy 11 và hiện gây ra mối đe dọa tiềm tàng cho các vệ tinh khác trên quỹ đạo.
Viện Keldysh nói rằng nguyên nhân chính xác dẫn đến sự tan rã của vệ tinh hiện chưa được làm rõ, nhưng đây có thể là kết quả từ sự lão hóa của lớp cách nhiệt, tấm pin mặt trời hoặc các thiết bị khác của vệ tinh.

Vệ tinh an ninh đầu tiên của Thái Lan được phóng thành công

Napa-1 là vệ tinh siêu nhỏ của Lực lượng không quân Hoàng gia Thái Lan, được phóng vào tầng thấp của quỹ đạo Trái Đất để quan sát và khảo sát không phận Thái Lan cho các mục đích quốc phòng, an ninh.
 

Ve tinh an ninh dau tien cua Thai Lan duoc phong thanh cong
 Phóng vệ tinh Napa-1 vào quỹ đạo. (Nguồn: Bangkok Post)
Thái Lan ngày 3/9 thông báo vệ tinh an ninh đầu tiên của nước này, có tên là Napa-1, đã được phóng thành công lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy của châu Âu từ vùng Guiana thuộc Pháp.

Vệ tinh “nhìn” xuyên thấu mọi thứ đang bay trên đầu chúng ta

(Kiến Thức) - Vệ tinh Capella 2 có khả năng chụp ảnh radar rõ nét của bất kỳ nơi nào trên thế giới với độ phân giải đáng kinh ngạc. Nó thậm chí có thể nhìn thấy bên trong một số tòa nhà có cấu trúc đơn giản.

Ve tinh “nhin” xuyen thau moi thu dang bay tren dau chung ta
 Cách đây vài tháng, công ty Capella Space đã phóng một vệ tinh có khả năng chụp ảnh radar rõ nét của bất kỳ nơi nào trên thế giới với độ phân giải đáng kinh ngạc lên không trung là vệ tinh Capella 2.

Phía sau hành trình vệ tinh Việt rời bệ phóng

Trong căn phòng nhỏ của Đại học Tokyo, sau 12 giờ hồi hộp chờ đợi, nhóm kỹ sư của Việt Nam vỡ òa cảm xúc. MicroDragon - vệ tinh do nhóm kỹ sư Việt thiết kế, chế tạo tại Nhật Bản, đã thu được những tín hiệu đầu tiên từ vũ trụ.

Phia sau hanh trinh ve tinh Viet roi be phong

Tên lửa đẩy Epsilon đưa vệ tinh MicroDragon vào vũ trụ ngày 18/1/2019. Ảnh: JAXA 

Hành trình gian khó

Đó là ngày 18/1/2019, khi MicroDragon được tên lửa đẩy Epsilon của Nhật Bản đưa vào vũ trụ. Không chỉ có nhóm kỹ sư tham gia thu nhận tín hiệu vệ tinh vỡ òa, hàng chục cán bộ, kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC - thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng không giấu nổi hạnh phúc. Hành trình của 36 con người trong gần 3 năm học tập, nghiên cứu trên đất nước Nhật Bản đã mang lại kết quả khả quan. Họ được cử sang Nhật Bản học tập với mục tiêu cụ thể là thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroDragon có trọng lượng 50kg dưới sự hướng dẫn của GS Nhật Bản.

Chia sẻ về cảm giác “đau tim” khi chờ đợi, TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc VNSC, người trực tiếp tham gia thu nhận tín hiệu vệ tinh kể, vệ tinh dù trải qua các khâu kiểm định nghiêm ngặt trước khi phóng lên vũ trụ nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên thế giới, trung bình 5-7% vệ tinh thương mại gặp sự cố khi phóng lên vũ trụ, với vệ tinh nghiên cứu, con số ấy còn lớn hơn nhiều. Nếu tên lửa đẩy gặp vấn đề hay vệ tinh không thể phát tín hiệu về trái đất và thực hiện chức năng của mình, toàn bộ công sức của hàng chục con người trong 3 năm qua đổ bể. 

MicroDragon là vệ tinh thứ hai của Việt Nam được phóng lên vũ trụ sau PicoDragon (nặng 1kg), được phóng thành công tại Nhật Bản vào năm 2013. Vệ tinh sau đó hoạt động thành công như kế hoạch, liên tục phát đi thông điệp PicoDragon Viet Nam từ vũ trụ. Ngay sau MicroDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam bắt tay vào làm vệ tinh NanoDragon có trọng lượng 4kg. So với MicroDragon, vệ tinh mới có khối lượng nhỏ nhưng hành trình thiết kế, chế tạo lại “gian khổ, vất vả hơn nhiều lần”.

Nếu như MicroDragon được thiết kế, chế tạo tại Nhật Bản, nơi các kỹ sư có thể đặt hàng các công ty những bộ phận phần cứng thì tại Việt Nam, điều này gần như không thể, hầu hết mọi khâu từ thiết kế, chế tạo đều phải tự mày mò, nghiên cứu trong khi công nghệ vệ tinh luôn được coi là bí mật công nghệ của mỗi quốc gia, việc tìm kiếm tài liệu rất khó khăn.

Sau hơn một tháng thử nghiệm, NanoDragon vượt qua mọi quy trình nghiêm ngặt nhất, đủ điều kiện để được phóng lên vũ trụ tại Nhật Bản vào cuối năm nay, theo năm tài khóa của Nhật Bản (muộn nhất là tháng 3/2022).

Theo ông Vũ Việt Phương, Phó Tổng giám đốc VNSC, Chủ nhiệm đề tài, nhận nhiệm vụ chế tạo NanoDragon, nhìn phòng thí nghiệm của Trung tâm, anh em bảo nhau “không hiểu làm cách nào chúng ta có thể chế tạo được vệ tinh”. Thời điểm đó, dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang triển khai nên trang thiết bị và phòng thí nghiệm còn rất thiếu thốn.

Một cái khó nữa là trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, nhóm nghiên cứu chỉ có thể làm một phiên bản duy nhất trong khi các nhóm nghiên cứu trên thế giới thường làm một vài phiên bản. “Chúng tôi chỉ có một con đường để đi là phải đi đúng, một thách thức lớn trong quá trình thiết kế, chế tạo một sản phẩm mới”, ông Phương nói.

Nhưng rồi cái khó ló cái khôn, các kỹ sư của Trung tâm phải tìm nhiều cách khác nhau như đi mượn thiết bị thí nghiệm của các trường đại học, tìm chuẩn đầu ra cho các thiết bị của vệ tinh rồi căn cứ vào đó để tự mày mò, nghiên cứu, chế tạo sao cho phù hợp nhất. Có những chi tiết phải tìm mua ở nước ngoài rồi về tháo lắp để học cách làm. Vào đầu tháng 3 năm nay, NanoDragon được lắp ráp, tích hợp thành công sau thời gian dài tự tìm tòi, mày mò như thế.

Phia sau hanh trinh ve tinh Viet roi be phong-Hinh-2
Vệ tinh NanoDragon trong buồng thử nghiệm Nhiệt chân không tại Nhật Bản. Ảnh: VNSC cung cấp 
Vệ tinh đã được gửi sang Viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản để trải qua quá trình thử nghiệm môi trường khắt khe gồm làm việc trong môi trường nhiệt, chân không trong vũ trụ. Kiểm tra độ chính xác kích thước chế tạo vệ tinh với hệ thống phóng, kiểm tra độ cứng, vững chắc cũng như kiểm thử vệ tinh trong môi trường rung động và sốc.

Nhóm chế tạo NanoDragon vẫn nhớ khoảnh khắc, khi vệ tinh được đưa vào kiểm tra độ chính xác kích thước với hệ thống phóng thì có chuyện xảy ra: NanoDragon chưa thực sự vừa khít với hệ thống phóng. Các kỹ sư tham gia chế tạo lập tức họp nhóm online từ nhiều đầu cầu để xử lý. Lần đưa vào thứ hai, vệ tinh vừa, cả đội thở phào. Sau hơn một tháng thử nghiệm, NanoDragon vượt qua mọi quy trình nghiêm ngặt nhất, đủ điều kiện để được phóng lên vũ trụ tại Nhật Bản vào cuối năm nay, theo năm tài khóa của Nhật Bản (muộn nhất là tháng 3/2022).

Tìm những người đam mê và chịu khổ

Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km. Vệ tinh có nhiệm vụ chính là tích hợp một bộ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, sử dụng theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Nếu vệ tinh hoạt động thành công trên vũ trụ, sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghệ chế tạo vệ tinh ở Việt Nam.

“Chúng tôi hướng việc phát triển công nghệ chùm vệ tinh siêu nhỏ phục vụ nhận dạng tự động tàu thủy trên biển, một hướng đi đang được thử nghiệm và triển khai thành công trên thế giới. Dữ liệu từ hoạt động của chùm vệ tinh có thể phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động tàu biển. Tất nhiên, bài toán kinh tế cần tính toán kỹ”, TS Lê Xuân Huy chia sẻ.

Mục tiêu là thế nhưng hành trình làm chủ công nghệ vệ tinh ở Việt Nam đang có những khó khăn. PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc VNSC từng chia sẻ “chúng ta bỏ ra 5-7 tỷ đồng để đào tạo một kỹ sư trong ngành công nghệ vệ tinh rồi về trả lương 4-5 triệu đồng/tháng”. Nghịch lý trong đào tạo và sử dụng nhân sự lĩnh vực này đang là vấn đề đau đầu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Cơ chế lương Nhà nước quá thấp khiến nhiều nhân tài tìm cơ hội ở các doanh nghiệp, nơi mức lương có thể gấp khoảng 10 lần. Có những anh em đã tìm bến đậu mới, có người ở lại cũng thấp thỏm. Vì vậy, giữ được người và tìm thêm được người mới đang là một trong thách thức lớn nhất trong hành trình làm chủ công nghệ vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. “Chúng tôi phải tìm được những người đam mê và chịu được khổ để tiếp tục hành trình này”, TS Lê Xuân Huy nói.

Giảm phụ thuộc vào nước ngoài

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, việc từng bước phát triển và làm chủ công nghệ vũ trụ sẽ giúp Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, an ninh quốc gia. Để làm chủ công nghệ này, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân lực còn cần các chương trình phát triển vệ tinh với định hướng và mục tiêu cụ thể.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.