Bộ Y tế cho phép TP.HCM thí điểm cách ly tập trung F0 còn 7 ngày

Sở Y tế TP.HCM căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng để thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày với F0 không triệu chứng.

Ngày 14-12, Bộ Y tế có công văn phản hồi về việc TP.HCM đề nghị cho thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.
Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM vẫn còn diễn biến phức tạp, để thích ứng tình hình mới và bảo đảm an toàn, linh hoạt phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng để thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp trên.
Bo Y te cho phep TP.HCM thi diem cach ly tap trung F0 con 7 ngay
Bộ Y tế cho phép Sở Y tế TP.HCM rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng đã tiêm hai mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính. Ảnh: BYT. 
Khi hết thời gian cách ly tại cơ sở thu dụng điều trị đề nghị thực hiện theo dõi tại nhà theo quy định, xuất viện và dự phòng lây nhiễm của Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ban hành theo Quyết định số 4689 ngày 6-10-2021 của Bộ Y tế. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP.HCM triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Y tế hàng tháng để kịp thời điều chỉnh các quy định cho phù hợp.
Trước đó, ngày 18-11, Bộ Y tế nhận được công văn của Sở Y tế TP.HCM đề nghị cho thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7. Sở Y tế TP.HCM lý giải từ khi áp dụng hướng dẫn chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành, đặc biệt sử dụng thuốc Molnupiravir kháng virus, đã có nhiều F0 hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và mất hẳn các triệu chứng chỉ sau một tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định (14 ngày) cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày gây nên tình trạng quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện.

F0 cứu F0 ở TPHCM: Câu chuyện về những tấm lòng nhân ái

Sau một tháng chống chọi với “kẻ thù vô hình” COVID-19, nhiều bệnh nhân đã vượt qua cửa tử. Không ít người trong số đó xin ở lại bệnh viện để chăm sóc cho những F0 vừa mới chuyển vào…

Chia sẻ nhọc nhằn

3 bài tập thở siêu dễ giảm khó thở cho F0

(Kiến Thức) - Trong lúc chờ đợi nhân viên y tế tới hỗ trợ, 3 bài tập thở chúm môi, thở cơ hoành, thở buteyko sẽ giúp giảm triệu chứng khó thở cho F0 . 

Để giúp F0 điều trị tại giảm khó thở, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn 3 bài tập thở sau:   
Thở chúm môi
3 bai tap tho sieu de giam kho tho cho F0
 
Động tác chúm môi là bài tập thở vừa tạo công đẩy khí ứ trong các phế nang ra ngoài, vừa cản bớt khí để giữ áp lực và không làm xẹp đường thở trong thì thở ra. Từ đó giúp phổi thông khí tốt hơn và tăng lưu lượng oxy.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên ghế tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể.
- Hít vào bằng mũi, mím môi (hai giây).
- Nếu được, nín thở trong ba giây.
- Chúm môi để thở ra bằng miệng (4 giây).
- Lặp lại động tác hít vào, mím môi - thở ra, chúm môi cho đến khi nào cảm thấy giảm cảm giác khó thở.
Lưu ý: thời gian hít vào chỉ bằng nửa thời gian thở ra.
Thở cơ hoành/thở bụng
3 bai tap tho sieu de giam kho tho cho F0-Hinh-2
 
Tập thở cơ hoành giúp cơ hoành hoạt động mạnh hơn để hỗ trợ hô hấp.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên ghế, người hơi ngửa ra sau.
- Đặt một tay trên bụng và một tay trên ngực.
- Hít thở chậm và cảm nhận di chuyển của ngực và bụng.
- Hít vào bụng nhô lên sau đó nín thở 1-2 giây và thở ra, bụng xẹp xuống.
- Tập luyện thường xuyên để tăng sức mạnh cơ hoành. Mỗi lần có thể tập 3-6 động tác rồi tăng lên, mỗi ngày 3-6 lần.
- Lưu ý: Khi thở đúng, tay đặt trên ngực ít di chuyển, tay đặt trên bụng di chuyển lên xuống theo nhịp thở. Bụng sẽ phình lên mỗi khi hít vào và xẹp xuống mỗi khi thở ra. Hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức. Không nên gắng sức khi tập thở cơ hoành.
Thở buteyko
Kiểu thở này giúp làm giảm thể tích thông khí và tần số hô hấp, giúp thở chậm và bình tĩnh hơn, làm dịu tình trạng khó thở, tốt cho các trường hợp F0 tại nhà có tâm lý lo lắng, hoảng sợ do dịch bệnh mặc dù phổi chưa tổn thương. Cách thở này giúp cải thiện tình trạng khó thở hoặc giúp cho người có bệnh lý hô hấp mãn tính.
3 bai tap tho sieu de giam kho tho cho F0-Hinh-3
 
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng động tác hít vào - thở ra nhẹ nhàng.
- Khi chưa kết thúc thì thở ra, bạn hãy nín thở và đếm thầm cho đến khi hết nín thở được thì hít thở bình thường.
- Tập mỗi lần 5-7 động tác, lặp lại 3-4 lần/ngày.

Nếu F0 điều trị tại nhà tiết nhiều đờm dịch thì tập kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho như sau:

Kỹ thuật thở chủ động

- Thở có kiểm soát: Hít thở nhẹ nhàng trong 20-30 giây.

- Căng giãn lồng ngực: Hít thật sâu bằng mũi, nín thở 2 - 3 giây và thở ra nhẹ nhàng, lặp lại 3 - 5 lần.

- Hà hơi: Hít thật sâu, nín thở 2 - 3 giây và tròn miệng hà hơi đẩy mạnh dòng khí ra ngoài, lặp lại từ 1 - 2 lần.

Kỹ thuật ho hữu hiệu

- Thở chím môi: Trong khoảng từ 5 - 10 phút giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản lớn hơn.

- Tròn miệng hà hơi: 5 - 10 lần, tốc độ tăng dân giúp đẩy đờm ra khí quản.

- Ho: Hít hơi vào thật sâu, nín thở và ho liên tiếp 1 - 2 lần. Lần 1 ho nhẹ, lần 2 ho mạnh để đẩy đờm ra ngoài.

3 bai tap tho sieu de giam kho tho cho F0-Hinh-4
 

3 bai tap tho sieu de giam kho tho cho F0-Hinh-5
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.