Bộ Y tế cảnh báo về căn bệnh nguy hiểm lây từ lợn sang người

Trong những tháng đầu năm nước ta đã ghi nhận một số ca mắc liên cầu lợn ở người tại một số địa phương. Đây là bệnh phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn, có thể gây tử vong.

Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Streptococcus suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, những nơi chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao.
Vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Bo Y te canh bao ve can benh nguy hiem lay tu lon sang nguoi
Liên cầu lợn là một bệnh nguy hiểm lây truyền từ lợn sang người (Ảnh: N.P). 
Ở Việt Nam, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003. Trong vài năm qua, chỉ có khoảng 10 bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trong hai năm 2005 - 2006, có 72 trường hợp nhiễm S.suis nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Năm 2007 có tới hơn 48 ca (22 ca ở miền Bắc, 20 ca ở miền Nam, 6 ca ở miền Trung). Có 3 ca trong số này đã tử vong.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, bệnh này có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng, 58 bệnh nhân (81%) là nam giới. Phần lớn bệnh nhân là nông dân, 38% bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn hay thịt lợn, tuy nhiên chỉ có 6 bệnh nhân (8%) có tổn thương da nghi ngờ.
69 bệnh nhân (96%) biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối loạn tri giác là những triệu chứng thường gặp. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc.
Để chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người, Cục Y tế dự phòng vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Cụ thể, các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, triển khai ngay các biện pháp xử lý ổ dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt chú ý những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm liên cầu lợn, khai thác tiền sử dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm điều trị bệnh nhân kịp thời để tránh tử vong và thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch.
Bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông các biện pháp phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang người. Người dân không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn. Đồng thời, có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc.
Cục Y tế Dự phòng cũng yêu cầu các cơ sở phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y trong việc giám sát phát hiện các dịch bệnh trên đàn lợn mà thuận lợi cho liên cầu lợn bùng phát như dịch bệnh tai xanh.
Các địa phương cũng cần sẵn sàng vật tư, hóa chất, phương tiện bảo đảm triển khai các biện pháp giám sát và xử lý ổ dịch; rà soát các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh liên cầu lợn để củng cố năng lực cho cán bộ chuyên trách.
Hiện có 2 túyp liên cầu lợn. Túyp I hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi. Túyp II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn nhưng thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và chết đột tử ở lợn. S.suis túyp II thường gây bệnh cho người.
Năm 1960, người nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện. Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 490 ca bệnh liên cầu lợn ở người, trong đó tỷ lệ tử vong là 17,5%.
Năm 2005, dịch liên cầu lợn ở người đã xảy ra tại Trung Quốc. Vụ dịch này đã làm 215 người mắc, trong đó có 39 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 18,1%). Theo thống kê có 80% những người bị bệnh là nam giới, là những người giết mổ lợn bị bệnh hoặc chế biến và bán thịt lợn. Hơn 40% các trường hợp 50 - 60 tuổi.

Mổ xẻ công nghệ phát hiện kháng thể chống COVID-19 cực mạnh

Một công nghệ được phát triển tại Viện Y tế thuộc Đại học Vanderbilt giúp khám phá ra một kháng thể đơn dòng “cực mạnh” chống lại nhiều biến thể của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Cell Reports, công nghệ mới có tên LIBRA-seq đã giúp đẩy nhanh việc phát hiện ra các kháng thể đơn dòng có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2. Nó cũng cho phép các nhà nghiên cứu sàng lọc các kháng thể chống lại các loại virus khác đã hoặc chưa từng gây bệnh cho người có khả năng gây bệnh cao ở hiện tại hay ở tương lai.
Ivelin Georgiev, Tiến sĩ, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Vanderbilt về Vi sinh và Miễn dịch học, đồng thời là phó giám đốc của Viện Kiểm soát Nhiễm trùng, Miễn dịch và Phòng chống Viêm Vanderbilt cho biết: “Đây là một cách để chủ động xây dựng một kho phương pháp trị liệu tiềm năng mới”.

Phát hiện virus gây bệnh chết người đang lây lan nhanh

Heartland là virus bí ẩn và hiếm gặp, được tìm thấy trên bọ ve, đang lây lan ở một số nơi.

Các chuyên gia cảnh báo virus này có thể tạo ra làn sóng dịch bệnh tiềm ẩn.

Theo NBC News, các nhà nghiên cứu của Đại học Emory, Mỹ, ví Heartland là virus bí ẩn nhưng gây chết người. Nó được tìm thấy trên bọ ve "ngôi sao cô đơn" (Lone Star Tick hay Amblyomma americanum) tại bang Georgia. Loại virus này được phát hiện ở ít nhất 6 tiểu bang của Mỹ và các chuyên gia cảnh báo nó đang lây truyền mạnh, có thể trở thành căn bệnh nguy hiểm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.