Khi Lan lên phòng, Thắng ngồi xuống ôm mặt khóc nức nở. Lần đầu tiên gã đàn ông trong anh yếu đuối tới như thế. Anh muốn khóc thật to cho quên hết mọi phiền muộn, nhưng đau thay anh càng cố nấc, tim anh càng thắt lại.
Thắng vốn là chàng trai nông thôn ra thành phố học Đại học và tự thân lập nghiệp. Chính anh chưa bao giờ hối hận và tiếc nuối vì điều gì. Anh vẫn luôn tự hào mình là đứa con ngoan ngoãn, là điểm sáng để anh em ở quê nhìn vào học tập. Ngay cả khi quyết định cưới vợ, anh không hề suy nghĩ, nao núng hay phân vân dù bố mẹ anh lên tiếng phản đối.
Ngày đó bố mẹ anh không ưng Lan (vợ anh) cũng bởi Lan là con gái thành phố, kiêu kỳ và khó gần. Ngay ngày về ra mắt cô rất kiệm lời, chỉ chăm chăm đi theo anh. Cô thậm chí còn không tháo vát khi mặc kệ mẹ bạn trai tương lai lúi húi dưới bếp chuẩn bị đồ ăn trưa một mình.
Thậm chí, trong bữa cơm ngồi cùng mâm với người già, trẻ con cô cũng chỉ chăm chăm gắp thức ăn đầy bát cho Thắng. Bởi những hành động nhỏ ấy, bố mẹ Thắng bất giác sợ cô chỉ yêu mỗi chồng mà chẳng quan tâm gì gia đình anh. Dù thế, sự phản đối của bố mẹ anh chẳng là gì khi anh đã quyết.
Ngày đó, anh luôn lên tiếng bênh vực cô, anh nói con người tính cách chẳng ai giống ai: “Lan thế thôi nhưng rất tốt tính, thân thiện. Vì thế, bố mẹ đừng cản con kết hôn với Lan. Cứ sống cùng nhau con tin bố mẹ sẽ hiểu và yêu thương cô ấy hơn”.
Cũng bởi tính kiên quyết của anh, 2 tháng sau ngày ra mắt một đám cưới linh đình diễn ra.
Lan chính thức về làm dâu. Thường ngày cô được chồng cưng chiều như một bà hoàng. Đôi lần nhận thấy Lan hơi lạnh lùng, anh có góp ý tính tình cô vẫn vậy không thay đổi luôn tỏ thái độ khinh khỉnh với nhà chồng. Ngay cả khi 2 đứa con xinh xắn ra đời đều do mẹ anh trông nom, cô vẫn một mực giữ khoảnh cách rõ rệt. Thậm chí xưng bà- tôi với mẹ chồng.
Trải qua gần 10 năm hôn nhân, Thắng dần nhận thấy Lan khá rạch ròi. Từ ngày cưới, lương tháng của thắng 20 triệu, anh đều phải nộp lại cho vợ 18 triệu, anh cũng chẳng biết cô tiêu gì, làm gì. Những khi mẹ anh góp ý 2 vợ chồng nên gửi sổ tiết kiệm, anh đều gạt phăng đi “Cái đó vợ con lo được”.
Anh tin Lan tới mức nghĩ cô sẽ đủ minh mẫn để dành một khoản tiết kiệm lo lắng cho tương lai của các con. Cho tới một ngày, anh hỏi mượn vợ 100 triệu để gióp vốn làm ăn vợ anh liền gạt đi “Tiền đâu mà làm ăn. Em tiêu hết rồi. Anh xem, cuộc sống bao nhiêu khoản chi tiêu, sao còn dư giả được”.
Hôm đó, lần đầu tiên anh và vợ anh cãi nhau rất to. Ngẫm ra, anh nhận thấy, vợ anh có khá nhiều điều khuất tất. Bởi hơn chục năm qua, đều như vắt chanh tháng nào nhiều là 20 triệu, tháng nào ít cũng 15 triệu anh đưa cho vợ, thế mà cô ấy không có một khoản tiết kiệm nào. Chưa kể lương vợ anh mỗi tháng bét cũng chục triệu.
Những lời nói lạnh lùng của vợ khiến anh như chết lặng (Ảnh minh họa). |
Sau đợt đó, vợ anh có xin lỗi chồng nói rằng cô ấy sợ bạn bè anh lừa dối nên không đưa tiền cho anh. Thấy vợ thành tâm xin lỗi, anh lại bỏ qua hết.
Nhưng rồi chuyện xảy ra cách đây 5 tháng, khiến anh lờ mờ nhận ra bản chất thật của vợ mình. Chẳng là, mẹ anh ở quê ốm nặng, bà liên tục ốm. Thậm chí có những cơn ho kéo dài triền miên. Hoảng hốt anh đưa mẹ lên Hà Nội khám mới hay mẹ anh bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Ngày cầm kết quả của mẹ anh như chết lặng đi. Anh ôm mẹ mà khóc, anh nhận thấy đôi vai mẹ anh đã gầy lắm rồi, giờ người mẹ anh nhẹ tênh chỉ hơn 30kg. Mẹ anh mới ngoài 60 tuổi mẹ anh còn chưa chờ được chú út lấy vợ mà bệnh tình đã thế này rồi? Nhận thấy việc xạ trị kéo dài sự sống cho mẹ là cần thiết, anh vội vàng về hỏi vợ tiền đưa mẹ đi chữa bệnh.
Thấy anh khóc sưng mắt, vợ anh vẫn thản nhiên. Cô ấy hỏi han bệnh tình rồi đưa anh vào phòng nằm nghỉ. Khi anh nói “Em xem trong nhà còn bao tiền tiết kiệm, em gom lại đưa anh vay tạm để anh lo chữa bệnh cho mẹ".
Bất ngờ thay khi nghe tin vợ anh vẫn dửng dưng, cô ấy đi đi lại lại rồi nói thẳng với anh “Vay tạm gì? Mẹ ốm nặng lắm rồi, lại giai đoạn cuối, anh cố làm gì. Cứ để thuận theo tự nhiên để mẹ thanh thản hơn. Số tiền đó, giờ anh để còn lo cuộc sống cho chúng ta sau này. Giờ đưa cho mẹ hết, sau này mẹ con em biết bấu víu vào đâu?”.
Thắng nghe những lời nói đó của vợ, tim anh đau đớn thắt lại. Chẳng ngờ Lan dửng dưng như thế. Cô ấy thậm chí còn chẳng có cảm xúc gì khi biết mẹ anh bệnh tật. Cô ấy cũng không chút mủi lòng, thậm chí còn xưng "mẹ anh, mẹ tôi". Bình thường bố mẹ anh đối với con dâu đâu có tệ bạc gì.
Suốt những năm hai đứa con anh còn bé một tay mẹ anh vất vả chăm nom. Biết con cái sống ở Hà Nội khó khăn đủ đường vì thế mỗi dịp về quê mẹ anh không lấy một đồng nào. Sau khi cháu đi trẻ, tuần nào mẹ anh cũng gửi gà quê, rau sạch ra cho các con và cháu. Hơn 10 năm nay, mẹ anh luôn sống vì con, vì dâu, vì cháu.
Mẹ anh là thế, cả đời tần tảo. Có lúc anh nhận thấy mẹ anh còn thương Lan hơn cả anh, thế mà cô ấy nỡ lòng nào nói như vậy.
Yêu nhau 3 năm, sống với nhau hơn 10 năm có 2 mặt con. Giờ đây anh mới nhận ra vợ anh thật lạnh lùng, tàn nhẫn. Anh trách bản thân đã quá tin tưởng vợ. Anh trách mình dại dột khi làm được đồng nào đưa cho vợ hết đồng ấy mà không màng đến cha mẹ mình ở quê.
Cũng bởi anh si mê vợ quá nên giờ đây khi lâm vào bước đường cùng, anh ngửa tay xin cô ấy một chút tiền cô ấy cũng không đưa cho anh. Nghĩ tới đây, nước mắt anh tuôn trào.
Chia sẻ về tình huống trên, chuyên gia Tâm lý, Thạc sỹ Lê Thị Thảo (CLB Ngôi nhà & Trái tim) cho rằng xảy ra bi kịch trên một phần cũng do lỗi của người chồng. Chính người chồng đã quá nuông chiều vợ, chính anh đã không chủ động tạo nên một "cam kết" trong đời sống của cả hai.
Khi bước vào đời sống hôn nhân, bây giờ giữa hai bạn trẻ không chỉ là tình yêu thương mà còn trách nhiệm. Rất cần những cam kết chính thức và phi chính thức để cả hai tôn trọng và giữ mối quan hệ hoà bình, tránh những xung đột không đáng có.
Thứ nhất là cần sự sòng phẳng trong tài chính, không tới mũc củ hành mớ rau. Tuy nhiên cả hai có trách nhiệm và biết được khoản chi tiêu diễn ra hằng ngày trong gia đình. Trên cơ sở đó cân bằng giữa nguồn thu và các khoản phải chi.
Không ít căp vở chồng son trước kế hoạch chi tiêu từ đối phượng, dẫu biết tiền bạc là một vấn đề tế nhị nhưng giữa cả hai cần trao đổi, thảo luận, đôi khi phải kiềm chế những nhu cầu bản thân vì lợi ích chung, ví như người vợ hạn chế mua sắm thời trang còn anh chồng hạn chế tìm mua công nghệ.
Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau, người cầm hòm chìa khoá cũng phải có trách nhiệm cân đối thu chi. Thậm chí hai vợ chồng cần thống nhất có một khoản "dự phòng" để lo những vấn đề phát sinh của hai gia đình nội ngoại. Điều này, cần có sự chủ động rạch ròi của một trong hai người. Chính người chồng trong câu chuyện đã "phó thác" hết trách nhiệm cho vợ, nên mới xảy ra tình huống trên.
Mời quý độc giả xem video hài hước về ngoại tình (nguồn Youtube):