Vào tháng Giêng, băng tuyết xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các sa mạc ở châu Phi và Trung Đông thường không nằm trong số đó. Tuy nhiên, điều hi hữu đã xảy ra khi tuyết rơi ở Sahara và nhiệt độ ở Ả Rập Saudi giảm mạnh xuống -2 độ C.
Geo TV đưa tin, ở Ả Rập Saudi, người dân địa phương và du khách nước ngoài đổ xô đến sa mạc ở khu vực Aseer để thưởng thức cảnh tượng hiếm có. Được biết, đã gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi lần đầu nhiệt độ ở đây xuống dưới mức đóng băng.
Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata đac chụp lại những hình ảnh tuyết phủ cồn cát của Sahara ở thị trấn sa mạc Ain Sefra của Algeria. Vào thứ Tư (13/1, giờ địa phương), nhiệt độ đo được tại đây là -3 độ C. Lần đầu tiên tuyết rơi ở Sahara vào tháng 2/1979. Ain Sefra, được gọi là “cổng vào sa mạc”, cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, được bao quanh bởi dãy núi Atlas.
Sa mạc Sahara bao phủ hầu hết Bắc Phi. Trải qua sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm qua, khu vực này trở nên khô hạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự đoán, sa mạc sẽ xanh tươi trở lại vào khoảng 15.000 năm nữa.
Tuyết phủ trắng xóa sa mạc Sahara.
Đây là cảnh tượng hiếm có. Lần đầu tuyết rơi ở vùng đất khô hạn này là vào tháng 2/1979. Năm 2016 và 2018 cũng ghi nhận tuyết rơi ở sa mạc Sahara.
Người nông dân lùa đàn cừu trên cồn cát phủ tuyết vào ngày 13/1 vừa qua.
Nhiệt độ ở sa mạc Sahara vào thời điểm nóng nhất trong năm có thể lên tới 50 độ C.
Lạc Đà đứng trong tuyết ở Ả Rập Saudi.
Người dân ở đây rất vui mừng và phấn khích trước trận tuyết rơi hiếm hoi tại khu vực Aseer.
Lạc đà được trùm chăn khi nhiệt độ giảm sâu