BN COVID-19 ở HN bị “bão cytokine” nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sức khoẻ bệnh nhân COVID-19 thứ 1465 đang điều trị tại đây diễn biến xấu, phải dùng an thần kết hợp thở máy do bị “cơn bão cytokine”.

Bệnh nhân COVID-19 thứ 1465 là trường hợp nặng nhất, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân là nữ, 61 tuổi, quê ở Bà Rịa Vũng Tàu, trở về từ Mỹ ngày 21/12/2020 trên chuyến bay VN415, được cách ly tại tại Hà Nội.
Bệnh nhân có biểu hiện suy giáp, cơ yếu, thường xuyên có cơn rét run, hạ thân nhiệt, bị cơn bão cytokine, suy tim, tắc mạch phổi.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang cho bệnh nhân dùng an thần, kết hợp thở máy và xem xét sử dụng huyết thanh của người khỏi bệnh.
Sau khi hội chẩn, Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xem xét lọc máu, sử dụng ECMO cho bệnh nhân đồng thời theo dõi các thông số dịch, tăng cường dinh dưỡng tĩnh mạch, theo dõi các chỉ số về tim mạch, nội tiết.
Cơn bão cytokine là một phản ứng miễn dịch quá mức khiến cơ thể giải phóng ồ ạt cytokine làm đa tạng bị tổn thương. Trước đó, bệnh nhân 91 là phi công người Anh cũng bị cơn bão cytokine, phải điều trị suốt hơn 3 tháng.
Hội chứng giải phóng cytokine, còn được gọi là cơn bão cytokine. Đây là hội chứng viêm toàn thân cấp tính, hoặc phản ứng miễn dịch quá mức, đặc trưng bởi sốt và rối loạn chức năng đa cơ quan...Phần lớn dữ liệu nghiên cứu cho thấy cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Virus SARS-CoV-2 gây ra phản ứng cytokine/chemokine quá mức và kéo dài ở một số người bị nhiễm bệnh, được gọi là cơn bão cytokine. Cơn bão cytokine gây ra ARDS hoặc rối loạn chức năng đa cơ quan, dẫn đến tử vong. Kiểm soát kịp thời cơn bão cytokine ở giai đoạn đầu thông qua các biện pháp như điều hòa miễn dịch và đối kháng cytokine, cũng như giảm thâm nhiễm các tế bào viêm ở phổi, là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ thành công điều trị và giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19.
BN COVID-19 o HN bi “bao cytokine” nguy hiem the nao?
Cơn bão cytokine xảy ra ở nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Ảnh: Internet. 
Cơn bão cytokine được biết là xảy ra trong các bệnh tự miễn như viêm khớp vị thành niên, một số loại điều trị ung thư và có thể được kích hoạt bởi nhiễm trùng, như cúm. Một nghiên cứu trên những bệnh nhân tử vong vì cúm H1N1, cho thấy 81% có dấu hiệu của cơn bão cytokine.

Mời độc giả theo dõi video "Bác sĩ giải cứu bệnh nhân Covid-19 cố nhảy lầu". Nguồn: THDT.

TS. Mukesh Kumar, nhà virus học và miễn dịch học, Đại học bang Georgia ở Atlanta, đã nghiên cứu cách cơ thể phản ứng với nhiễm trùng. Ông cho hay, khi lây nhiễm vào tế bào, virus tự sao chép rất nhanh. Khi đó, các tế bào bắt đầu gửi tín hiệu SOS. Tế bào nào cảm nhận sự khác lạ sẽ có phản ứng tức thời là tự giết mình (một cơ chế bảo vệ để nó không lây lan sang các tế bào khác). Một số loại cytokine kích hoạt tế bào chết. Khi cơ thể có nhiều tế bào làm điều này cùng một lúc, rất nhiều mô có thể chết. Trong COVID-19, mô đó chủ yếu nằm trong phổi. Khi các mô bị phá vỡ, các túi khí nhỏ bé bị rò rỉ và chứa đầy chất lỏng, gây viêm phổi và làm thiếu oxy máu. Khi phổi bị tổn thương nặng sẽ dẫn đến hội chứng suy hô hấp. Sau đó các cơ quan khác bắt đầu bị ảnh hưởng.
TS. Kumar thấy rằng, lượng cytokine được sản xuất bởi các tế bào để đáp ứng với nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn khoảng 50 lần so với khi đáp ứng với nhiễm virus Zika hoặc West Nile.
Trước sự nguy hiểm của hội chứng này, các bác sĩ trên thế giới phải thử nghiệm nhiều phương pháp để làm dịu phản ứng của hệ miễn dịch, cứu sống bệnh nhân COVID-19.
Báo cáo về ca bệnh mắc hội chứng cytokine cũng được đăng tải trên tạp chí y khoa Annals of Oncology, với đóng góp nghiên cứu của các nhà khoa học Italy và Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý rằng tocilizumab có thể là phương thuốc hiệu quả để điều trị COVID-19 ở một số trường hợp cụ thể.
Bên cạnh nghiên cứu phương pháp điều trị, các nhà khoa học cũng cố gắng tìm hiểu lý do hệ thống miễn dịch của một số bệnh nhân gặp phải tình trạng nguy hiểm trên. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ chưa quen thuộc với khái niệm này và không rõ cách thức điều trị.
Chế ngự cơn bão cytokine không phải là một việc làm mới mẻ. Trong hai thập kỷ qua, giới chuyên gia đã nắm bắt về chẩn đoán và điều trị các hội chứng bão cytokine. Tuy nhiên, đối với cuộc chiến chống COVID-19, các chuyên gia y tế phải luôn cảnh giác đối với cơn bão cytokine và có sự chuẩn bị để xác định và điều trị phù hợp là rất quan trọng.

Ghi nhận thêm 4 bệnh nhân COVID-19, chủ yếu “nhập khẩu”, VN tổng 249 ca

(Kiến Thức) - 18h chiều ngày 7/4, Bộ Y tế thông báo có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc ở nước ta đến nay lên 249 ca. Trong đó, 3/4 ca bệnh mới là người từ nước ngoài về được cách ly tập trung ngay.

Thông tin cụ thể 4 bệnh nhân COVID-19 mới Bộ Y tế công bố ngày 7/4 gồm:

Ca bệnh số 246 là nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (LB Nga). Ngày 24/3, bệnh nhân từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Trường Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 06/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Hiện, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bệnh nhân COVID-19 số 247 quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, là nam quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Bệnh nhân hàng ngày từ TP. Hồ Chí Minh đi làm ở Đồng Nai, là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 124 dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24/3 bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần.

Ngày 26/3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Tại khu cách ly tập trung, bệnh nhân ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh.

Ngày 6/4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân đã được chuyển Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn, không triệu chứng bệnh. 4 người chung phòng cách ly hiện chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

Ghi nhan them 4 benh nhan COVID-19, chu yeu “nhap khau”, VN tong 249 ca
Ảnh minh họa. 
Ca bệnh số 248 quốc tịch Việt Nam, làn nam 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác.
Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng có sức khỏe ổn. Ngày 5/4, khi chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn định. 2 người chung phòng cách ly hiện được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.
Ca bệnh 249 là nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3.
Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Tại khu cách ly có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không ho. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Như vậy, tới thời điểm này, tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 249 trường hợp, trong đó 122 người đã được điều trị khỏi.

Đáng chú ý, trong số 249 bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam, có 156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 93 người lây nhiễm thứ phát trong đó 63 người thuộc ổ dịch nội địa.

Ghi nhan them 4 benh nhan COVID-19, chu yeu “nhap khau”, VN tong 249 ca-Hinh-2

1 thiếu nữ ở thôn hẻo lánh Hà Giang mắc COVID-19, Việt Nam tổng 268 ca

(Kiến Thức) - Bệnh nhân COVID-19 thứ 268 là một thiếu nữ 16 tuổi, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
 
 

Theo bản tin lúc 6h00 ngày 16/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đã ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 mới là một thiếu nữ 16 tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang. Đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 268 ca.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.