Biến thành đứa trẻ “lươn lẹo” để được mẹ khen

Mẹ giận dữ khi phát hiện con thường xuyên nói dối. Mẹ mất niềm tin khi cho rằng “không biết khi nào con nói thật, khi nào con nói dối”. Con biết nói dối là sai, là không đúng. Thế nhưng, chỉ có cách ấy, con mới nhận được niềm vui, lời khen ngợi của mẹ.

Từ nhỏ, mẹ vẫn dạy con phải trung thực, thật thà và tuyệt đối không nói dối bố mẹ. Mẹ cũng thường xuyên khuyến khích con nói thật, chia sẻ với mẹ những việc con làm, những điều con suy nghĩ. Những điều ấy nếu không tốt, không đúng, nhưng nếu nói thật thì mẹ sẽ không mắng con.
Bien thanh dua tre “luon leo” de duoc me khen
Con nói dối với mong muốn nhận niềm vui, lời khen ngợi từ mẹ. Ảnh minh họa 
Thế nhưng, ngày nào đi học về, điều đầu tiên mẹ hỏi là hôm nay con được mấy điểm? Ngồi trong lớp con không tập trung nên con thường xuyên nhận điểm kém. Nhớ lời mẹ dặn phải nói thật, con cũng ngập ngừng trả lời được điểm 5, điểm 6. Lúc ấy, con thấy mặt mẹ đỏ bừng bừng. Không kiềm chế được, mẹ chửi bới con rất thậm tệ. Rằng, “học hành kiểu gì mà ngu thế, giờ được điểm 5, điểm 6 thì đi học làm gì cho phí cơm phí gạo hay bố mẹ có dốt đâu mà sao đẻ ra đứa con dốt thế…”. Chửi mắng con xong, mẹ lại coi như không có chuyện gì xảy ra. Mẹ lại động viên, giục giã con học tập, rằng con là niềm tự hào của bố mẹ, rằng bố mẹ chỉ biết đặt niềm tin vào con, làm mọi thứ cũng chỉ vì mong con có một tương lai tốt đẹp nhất.
Sau đó, trong câu chuyện với con, mẹ thường buột mồm khen bạn Đức học giỏi Toán; Văn của bạn Hà vô cùng mượt mà, mềm mại' bạn Ngọc Trang nói tiếng Anh như gió… Mẹ cứ xuýt xoa và nói một mình nhưng cố tình để “lọt tai” con: "Giá như con mình cũng giỏi, cũng có khả năng ấy thì thật hạnh phúc".
Sau đấy, buổi chiều đi học về, khi mẹ hỏi con mấy điểm, con đã không nói thật những điểm kém của mình mà nói rằng con được điểm 9, 10. Con nói với mẹ rằng dạo này con tập trung nghe giảng nên hiểu bài hơn, con hay phát biểu xây dựng bài, con được cô giáo khen rất nhiều. Mẹ đã rất vui khi con nói như thế. Mẹ hỏi con muốn ăn gì, thậm chí mẹ còn hào phóng cho con tiền đi ăn quà. Những buổi tối hôm ấy, không khí gia đình mình thật ấm áp, vui vẻ. Tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Không còn cảnh mẹ quát mắng, nhiếc móc con.
Từ đó, con rút ra “bài học” cho mình: Nói dối không tệ, không những không bị mắng mà còn khiến mẹ hạnh phúc. Nói dối mà mang lại niềm vui cho mọi người thì cũng nên lắm chứ.
Ban đầu, con chỉ nói dối mẹ về điểm số. Dần dần, con nói dối sang nhiều việc khác như xin tiền mẹ để nộp khoản nọ khoản kia nhưng thực tế là con mua đồ chơi, đồ ăn. Con nói dối chuyện đi đánh điện tử, các chuyện ở lớp, các chuyện xảy ra với con. Lần nào con cũng “thoát nạn” từ những “câu nói dối chuyên nghiệp, ngọt ngào, thật hơn cả thật”.
Không phải con không cố gắng để mẹ được hạnh phúc nhưng khả năng tiếp nhận kiến thức của con hạn chế nên con học mãi vẫn nằm ở "top dưới" của lớp. Không phải con không biết hậu quả của việc nói dối là sẽ khiến người khác không tin tưởng, khiến người khác mất niềm tin nhưng việc “nói dối giờ đã ngấm vào máu” khiến con thật khó thay đổi.
Giờ đây, con chính là người đang gánh hậu quả của việc nói dối khi bị bố mẹ, người thân, thầy cô giáo, bạn bè luôn nghi hoặc những lời con nói. Giá như ngày trước mẹ chấp nhận con là đứa trẻ có đầy khuyết điểm, hạn chế thì con đã không trở thành đứa trẻ “lươn lẹo” như mọi người nói về con.

Loay hoay, hoang mang giữa “mê cung” dạy con

Giữa một rừng “phương pháp dạy con” được rộ lên như những trào lưu, mẹ Việt dường như đang lúng túng trong việc tìm ra một lối đi đúng cho việc giáo dục con trẻ.

“Tẩu hỏa” vì phương pháp giáo dục trẻ
Các bà mẹ giờ đây có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin, kiến thức về nuôi dạy con từ các loại cẩm nang, sách báo, các khóa học nuôi con, và đặc biệt là kho thông tin vô tận từ internet. Điều này giúp cho các bà mẹ dễ dàng trở thành những “mẹ thông thái” với kiến thức nuôi dạy con phong phú, đa dạng học hỏi từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, đây là cái lợi, nhưng cũng là cái hại đối với những người làm mẹ. Nguồn thông tin ồ ạt từ khắp nơ dễ khiến mẹ “tẩu hỏa” vì áp dụng quá mức, hay áp dụng sai.

Những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ

(Kiến Thức) - Không phải lúc nào ý kiến của mẹ cũng là số một. Có những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ mà có thể bạn cần tham khảo.

Mẹ là người chăm bẵm bé từng chút một, “nâng như nâng trứng” từ khi lọt lòng, bản năng làm mẹ luôn muốn che chở và bảo vệ con mình mãi mãi. Nhưng thực tế, có những điều bố dạy con hiệu quả hơn mẹ, giúp con vượt qua tất cả mọi trở ngại để trưởng thành hơn.
Sự mạnh mẽ
Một trong những bài học quan trọng nhất bố nên dạy con đó là sự mạnh mẽ. Trong gia đình, với vai trò là trụ cột, bố sẽ là người truyền cảm hứng và động viên để con có thể trưởng thành cứng cáp hơn cả mặt tinh thần lẫn thể chất.
Nhung dieu bo day con hieu qua hon me
 Với sự mạnh mẽ, từng trải của người trụ cột trong gia đình, có những điều bố dạy con sẽ giúp con bước đi vững chãi trong cuộc sống. Ảnh: Tiền phong.
Sự tự lập
Một bài học cuộc sống tuyệt vời mà các ông bố dạy cho con đó là khả năng tự lập. Bố có thể dạy con những kỹ năng đơn giản như làm thế nào để tiết kiệm tiền, sửa chữa lốp xe và tự trả các hóa đơn...
Đơn giản hóa vấn đề
Không những thế, phụ nữ chú trọng vào cảm xúc nên hay nghiêm trọng hóa vấn đề, còn các ông chồng thường đơn giản hóa mọi việc và thể hiện sự lạc quan khi đối mặt với nó. Điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến thái độ của con trước những rắc rối trong cuộc sống mà chúng gặp sau này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.