Biến chứng khiến bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mất thị lực

Võng mạc đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới.

Bien chung khien benh nhan dai thao duong co nguy co mat thi luc

Võng mạc đái tháo đường là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ảnh: Radionervion.

Ngày 16/6, Cục Quản lý Khám chữa, bệnh, Bộ Y tế, đã phổ biến “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường” cho hơn 700 điểm cầu trực tuyến.

Tại buổi hướng dẫn, TS Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, cho biết đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới. Năm 2021, theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF Diabetes Atlas), tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở người lớn đã tăng gấp 3 lần so với năm 2000, từ 151 triệu người lên 537 triệu người (chiếm 10,5% dân số thế giới).

Tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua, bệnh đái tháo đường đã có mức gia tăng nhanh (từ 2,7% dân số năm 2002, lên 5,4% năm 2012, 7,06% năm 2021 trong độ tuổi điều tra 18-69), với gần 4,5 triệu người mắc bệnh.

Đây là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Người ta thấy rằng cứ 10 ca ĐTĐ thì đã có 6 ca biến chứng tại mắt, đặc biệt là bệnh võng mạc do đái tháo đường khoảng từ 20% đến 35% người mắc ĐTĐ. Đây là nguyên nhân gây bệnh lý bán phần sau phổ biến nhất hiện nay.

"Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là biến chứng của bệnh ĐTĐ, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa trên thế giới. Bệnh diễn ra âm thầm, đa số người bệnh mắc bệnh VMĐTĐ thường không biết cho đến khi tiến triển nặng, không thể hồi phục ngay cả được điều trị", TS Vương Ánh Dương nhấn mạnh.

Tổn thương võng mạc do đái tháo đường biểu hiện rất đa dạng như: Tăng sinh mạch máu võng mạc, phù hoàng điểm, xuất huyết, xuất tiết, bong võng mạc...

Những tổn thương này sẽ gây suy giảm thị lực hoặc mù lòa không hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân, gia tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Hậu quả của tình trạng này là gần 2 triệu bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam đang có nguy cơ mất thị lực.

Theo Bộ Y tế, việc xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường, áp dụng chung trên toàn quốc là rất cần thiết. Việc này giúp các đơn vị tăng cường nhận thức về quản lý bệnh VMĐTĐ bao gồm khám phát hiện sớm và phân cấp quản lý tại các tuyến theo mức độ bệnh.

Việc khám sớm là cần thiết để phát hiện các tổn thương trên võng mạc và kịp thời chuyển bác sĩ chuyên khoa mắt khám, điều trị, tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn, mù lòa. Bên cạnh đó, phân cấp quản lý giữa các tuyến cũng giúp thuận lợi trong việc theo dõi người bệnh bị bệnh VMĐTĐ, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế tuyến trên.

Đột quỵ khi tập thể dục, thể thao

Người bị đột quỵ khi tập thể dục, chơi thể thao thường có sẵn yếu tố nguy cơ. Đôi khi, họ có dấu hiệu sớm của đột quỵ nhưng chủ quan, không để ý.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, những người bị đột quỵ trong lúc tập thể dục thể thao thường có sẵn yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não. Bản thân họ cũng không kiểm soát được mức độ tập luyện, dẫn đến quá sức.

Đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng...

Những năm gần đây, ghi nhận nhiều bệnh nhân dưới 45 tuổi bị đột quỵ, thậm chí chỉ hơn 20 tuổi. Bệnh nhân thường có yếu tố di truyền, bất thường về mạch máu hay tình trạng đông máu. Từ đó, tăng nguy cơ vỡ hoặc tắc mạch máu.

Dot quy khi tap the duc, the thao

Đột quỵ khi tập thể thao có thể gặp ở người mang sẵn yếu tố nguy cơ.

Trong khi vận động, tập thể dục, chơi thể thao, nhịp tim và huyết áp sẽ thay đổi, khó kiểm soát, nhanh hơn hẳn so với bình thường. Một số người gặp cơn thiếu máu não thoáng qua, bị yếu tay chân vài phút sau đó hồi phục. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm. Tuy nhiên vì cơ thể hồi phục ngay nên người ta chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra.

Những dấu hiệu đột quỵ sớm có thể là đột nhiên đau đầu, đi lại khó khăn, loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, tối sầm, tê một bên cơ thể… Ngoài ra, đã có trường hợp đột quỵ khi tập thể thao ở mức nguy kịch tính mạng.

Bác sĩ Nguyễn Minh Anh cho hay, tập thể dục cường độ cao không tốt bằng tập luyện cường độ trung bình hoặc thấp nhưng duy trì đều đặn, tăng dẻo dai và phòng ngừa được một số bệnh tật.

Bên cạnh đó, nhiều người hồi phục sau đột quỵ thường ít tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ. Một thời gian sau điều trị, họ thường tự ý ngưng thuốc hoặc mua thuốc theo kinh nghiệm của người thân, người quen; bỏ qua lịch tái khám. Điều này rất nguy hiểm.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, người đã từng bị đột quỵ đối mặt với nguy cơ tái phát cao, lần sau thường nặng nề hơn bởi cơ thể đã phải gánh chịu tổn thương từ trước.

Do đó, người bệnh cần tái khám theo lịch, điều chỉnh lối sống, điều trị các bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì..)

Dot quy khi tap the duc, the thao-Hinh-2

Thể thao giúp rèn luyện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật nhưng phải phù hợp với từng cá nhân.

Các bác sĩ khẳng định, thể dục thể thao là biện pháp nâng cao thể lực, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người khác nhau nên cần phải biết tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ, bệnh lý nền… để áp dụng bài tập phù hợp.

Những người mắc bệnh quan đến tim mạch, huyết áp, hen suyễn, bệnh mạn tính về hô hấp, người lớn tuổi… cần chú ý không gắng sức khi tập luyện. Nếu có điều kiện, nên có huấn luyện viên riêng hoặc bác sĩ tư vấn, bác sỹ y học thể thao…

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhiều người trẻ vẫn cho rằng đây là bệnh người già nên chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ. Theo các bác sĩ, ngoài tập luyện thể thao, người trẻ cũng cần tầm soát yếu tố nguy cơ, điều trị sớm (nếu có) để phòng ngừa đột quỵ.

Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng khuyến cáo, tùy theo đặc điểm cá nhân của mỗi người mà áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

- Nếu bị tăng huyết áp: khám điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.

- Khám tim mạch để biết có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác hay không. Nếu có vấn đề tim mạch phải khám điều trị ngay và thường xuyên

- Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.

- Không sử dụng rượu bia và chất kích thích.

- Nếu có uống rượu bia, chỉ tối đa 1 ly rượu nhỏ hoặc 1 lon bia mỗi ngày.

- Nếu tăng cholesterol: tập luyện, tiết chế ăn uống và uống thuốc theo toa.

- Nếu đái tháo đường: khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.

- Chăm vận động, tránh ngồi một chỗ nhiều, nên tập thể dục đều đặn.

- Chế độ ăn ít muối (tránh ăn mặn), ít mỡ béo...

Phú Sĩ

Dot quy khi tap the duc, the thao-Hinh-3

Bí quyết đơn giản giảm nguy cơ đột quỵHút bụi, lau nhà, dắt thú cưng đi dạo hoặc chơi trò bắt bóng có thể là những hoạt động giúp tránh đột quỵ.

Phòng biến chủng mới COVID-19: Khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại

Bộ Y tế cho biết, các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Phong bien chung moi COVID-19: Khuyen cao tiem mui nhac lai

Đẩy mạnh tuyên truyền tiêm mũi nhắc lại. Ảnh: P.V

Từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm, biến chứng

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.