Bí quyết trường thọ của người Đức

Những thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng lại có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, giúp bạn sống khỏe, tăng tuổi thọ và hạnh phúc mỗi ngày.

Những bí quyết trường thọ của người Đức
Có thể bạn chưa biết tuổi thọ bình quân của người Đức cao hơn 10 tuổi so với toàn thế giới. Được biết khoảng 130 năm trước, tuổi thọ trung bình của nam giới Đức chỉ đạt 35 tuổi còn nữ giới thì không quá tuổi 38. Vậy bí quyết sống lâu của họ là gì?
Ba bữa trong ngày đều ăn tỏi
Ở Đức, tỏi được dùng rất phổ biến, ví dụ như cho tỏi vào bánh mì, dùng tỏi chiên cá, uống rượu tỏi v.v. Trong siêu thị ở Đức đâu đâu cũng có thể thấy các món ăn làm từ tỏi.
Tỏi vừa có để điều vị, vừa phòng, được gọi là “chất kháng sinh tự nhiên”. Trong tỏi có chứa allicin có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Ở thành phố Darmstadt, Lễ hội tỏi được tổ chức hằng năm đến nay đã có lịch sử hơn 100 năm, người tổ chức còn chọn ra những cô gái xinh đẹp để làm “Hoàng hậu tỏi”.
Uống trà xanh hoa quả
Người Đức rất thích uống cà phê, khắp nơi đều có thể thấy các tiệm cà phê, nhưng hiện nay xu thế uống trà đã rất phổ biến. Họ còn cho thêm dâu khô vào trà xanh để thành trà xanh dâu, thêm lô hội để có trà xanh lô hội…
Bi quyet truong tho cua nguoi Duc
 Trà xanh hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. (Ảnh: Internet)
Uống nhiều trà xanh có thể phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư. Thường ngày uống trà xanh có thể kìm hãm oxy hóa phá hoại tế bào và các tổ chức trong cơ, giải độc cho gan, đồng thời ức chế sự lan rộng của ung bướu, giảm cơ hội di căn của tế bào ung thư.
Ăn cá vào mỗi ngày thứ sáu
Ăn cá vào thứ sáu đã trở thành thói quen ăn uống của cả người dân ở nước Đức.
Dù là nhà ăn ở công ty, trường học, nhà hàng hay trong gia đình bình thường, cá đều là món chính trên bàn ăn của người Đức.
Bởi vì nguyên nhân tôn giáo nên ở Tây Phương nhiều người không ăn thịt vào thứ sáu, họ chuyển sang ăn cá. Người Đức ý thức rằng ăn nhiều thịt đỏ không có lợi cho sức khỏe, vì thế ngày nay càng ngày càng có nhiều người Đức thích ăn cá, vừa vặn mượn ngày thứ sáu “cưỡng chế” ăn cá, trở thành một thói quen ăn uống của người Đức.
Uống sữa từ nhỏ, nấu ăn cũng dùng sữa
Lượng sữa mà người Đức tiêu thụ mỗi năm đứng đầu toàn thế giới.
Một người Đức tiêu thụ 85 lít sữa mỗi năm, nhiều nhất toàn thế giới. Từ nhỏ họ đã uống nhiều sữa, ngay cả nấu ăn cũng dùng sữa, vì thế người Đức hầu như không bị thiếu canxi. Tất nhiên so với người châu Á, thì người phương Tây có hệ men tiêu hóa sữa được duy trì lâu hơn và hoạt động tốt hơn.
Giá trị dinh dưỡng của sữa rất cao, ngoài protein ra thì còn có các chất béo, canxi, photpho v.v. Thông thường, một người trưởng thành một ngày uống từ 300 – 500 ml sữa một ngày là đủ.
Bữa sáng của người Đức không có nhiều loại, nhưng luôn đảm bảo dinh dưỡng cơ bản nhất đó là sữa và mật ong. Một bữa sáng đơn giản cho người Đức tinh thần tốt trong suốt một ngày.
Mỗi ngày “đứng nhiều hơn ngồi”
Người ngồi lâu có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư phổi cao hơn những người ngồi ít.
Người Đức không thích “ngồi”, thường đứng làm việc, đứng họp, đứng giảng bài, như vậy có lợi cho việc giảm triệu chứng đau thắt lưng.
Chăm chỉ đi bộ
Không cần phải tập luyện vất vả, chỉ 15 phút đi bộ ít nhất 2 lần một tuần giúp người Đức rèn luyện sức khoẻ cực tốt. Họ còn lấy ngày chủ nhật mỗi tuần làm “ngày đi bộ”.
Tư duy thoải mái
Những người trẻ Việt có thể sẽ nỗ lực làm việc cả đời để xây được ngôi nhà của riêng mình nhưng người Đức thì không. Họ có thể ở nhà thuê cả đời chứ không muốn gánh vác nợ nần. Họ biết thoả mãn với cuộc sống hiện tại của mình. Việc ăn uống hay ăn mặc cũng vậy. Người Đức luôn giữ tâm lý tích cực vui vẻ. Đó là lý do tiên quyết để họ có được một sức khoẻ tốt.
Luôn sẵn sàng nghỉ ngơi và trân trọng ngày nghỉ
Người Đức rất chăm chỉ làm việc nhưng cũng vô cùng xem trọng ngày nghỉ. Họ quan niệm rằng thời gian cuối tuần phải thực sự dành để nghỉ ngơi.
Dù có yêu công việc thế nào thì người Đức cũng rất hạn chế trong việc tăng ca và tiếp khách vào cuối tuần. Không chỉ coi trong việc nghỉ ngơi của mình, họ còn quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi của người khác. Sau 7 giờ tối cuối tuần hay ngày nghỉ họ sẽ không gọi điện làm phiền nhau nữa. Người Đức tin rằng nghỉ ngơi giúp họ phục hồi năng lượng sống.
Làm việc cho đến khi không còn đủ khả năng
Nghỉ hưu ở Đức không có nghĩa là ở nhà an dưỡng. Người Đức chủ động tìm những công việc dành cho người lớn tuổi như chỉ đường cho người nước ngoài, đọc báo cho người khuyết tật... Hoặc họ có thể tận hưởng cuộc sống bằng những thú vui tao nhã như vẽ tranh, chụp ảnh... Đối với họ, nghỉ hưu là khởi đầu của một cuộc sống mới, cách để họ tìm thấy niềm vui cuộc sống ở một hướng đi khác.
Luôn tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Người Đức không có thói quen tự ý mua thuốc uống. Khi bị bệnh họ luôn đến tìm bác sĩ và tuân theo sự chỉ dẫn. Đặc biệt, người Đức tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong điều trị. Bản thân họ hiểu rõ thuốc có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của chính mình.

Độc lạ món mì trường thọ được ăn đầu năm mới ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Giống tên gọi, mì trường thọ của Trung Quốc tượng trưng cho lời chúc về sức khỏe và sống thọ đầu năm mới. Điểm đặc biệt của món ăn là sợi mì không cắt ra nên rất dài, có nghĩa tuổi thọ ngày càng tăng.

Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc

Với ý nghĩa quan trọng trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa, mì trường thọ là một trong những cái tên được người ta nhắc đến nhiều nhất, đặc biệt vào dịp năm mới.

Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-2
Cách đây từ 300 năm trước, mì trường thọ ở Trung Quốc đã ra đời tại làng Nam Sơn, tỉnh Chiết Giang. Những sợi mì dai, dài được người dân nơi đây chế biến với quy trình lâu dài, thận trọng và tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-3
Đây là một trong những món ăn có công đoạn chế biến phức tạp, nên mặc dù đã có mặt ở Trung Hoa từ khá lâu nhưng không phải ai cũng có thể chế biến được. Mì trường thọ chỉ được khoảng vài trăm người biết làm mà thôi.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-4
Để làm ra những sợi mì ngon, người dân làng Nam Sơn phải có công thức riêng và phải bỏ nhiều thời gian, công sức.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-5
Những sợi mì được làm bằng loại bột đặc biệt, sau khi cán mỏng, mì sẽ được cắt thành sợi nhỏ, đan chéo và phơi dưới nắng vài giờ đồng hồ. Thời tiết sẽ mang tính quyết định việc ngon hay dở của sợi mì, trời nắng đẹp thì mì sẽ nhanh khô và ngon hơn nhiều.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-6
Mì trường thọ được chế biến với phần nước đặc biệt, có thể ăn kèm cùng thịt vịt quay, thịt xá xíu hoặc tôm sú, hoặc có thể ăn riêng một mình. Thưởng thức mì trường thọ theo cách nào bạn cũng đều cảm nhận được vị ngon, rất riêng của nó.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-7
Trải qua thời gian hình thành và tồn tại lâu dài, mì trường thọ vẫn giữ nguyên công thức chế biến đặc biệt của nó, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-8
Trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa, mì trường thọ không chỉ ngon mà còn có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trước đây khi món mì trường thọ ra đời, người Trung Quốc đã thay thế nó cho món bánh sinh nhật trong dịp mừng tuổi mới của một ai đó. 
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-9

Người Trung Quốc quan niệm rằng việc ăn một bát mì trường thọ cũng giống như lời cầu chúc cho người đó mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi vậy.

Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-10
Ngày nay, mì trường thọ còn trở thành một trong những món ăn năm mới không thể thiếu ở Trung Quốc. Những sợi mì dai, dài có ý nghĩa cho một năm mới sống khỏe, tuổi thọ ngày càng tăng.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-11
Khi ăn, người Trung Quốc thường thêm một quả trứng gà vào mì trường thọ, vì trứng gà có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn. Cũng có người nói, trứng gà tượng trưng cho sinh mạng.
Doc la mon mi truong tho duoc an dau nam moi o Trung Quoc-Hinh-12
Khi ăn mì trường thọ, phải ăn một hơi hết cả sợi mì và trước khi đưa mì vào miệng, không được cắn đứt sợi mì. Nét độc đáo trong văn hoá này ngày nay vẫn được người Trung Hoa duy trì và mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của họ. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn" VTC.

Loại rau “trường thọ” tốt cho sức khỏe mọc hoang đầy vườn

Rau dền được gọi là rau “trường thọ” bởi lẽ, đây là một trong những loại rau đứng đầu trong nhóm rau giàu vitamin, khoáng chất.

Rau dền có 2 loại là dền trắng (dền cơm) và dền tía (dền canh) và được gọi chung là loại rau "trường thọ" vì loại rau này rất bổ, đảm bảo tốt cho sức khỏe gia đình.

Theo các nhà nghiên cứu, trong rau dền thì nước và chất xơ chiếm tỉ trọng lớn đến 88%, đặc biệt trong rau dền cơm còn có nhiều canxi, kali, kẽm, đồng, sắt, phospho và magie.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.