Bí quyết ngăn bức xạ độc hại từ máy móc văn phòng

(Kiến Thức) - Hiểm họa bức xạ từ các máy móc văn phòng như máy tính, máy in, photocopy... có thể được ngăn chặn phần nào theo các cách dưới đây.

Máy tính, máy in, máy photocopy... vẫn được cảnh báo về những hiểm họa có thể gây ra cho người thường xuyên tiếp xúc. Bởi khi hoạt động, những máy móc văn phòng này phát ra bức xạ điện từ, bức xạ nhiệt hay các chất sinh ung thư khác. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp bạn thoát khỏi tác hại của bức xạ nếu phải làm việc bên máy tính dài ngày.
Đe dọa sức khoẻ
Theo tài liệu từ EM Watch (Mỹ), một trang thông tin về bức xạ điện từ và các vấn đề an toàn sức khoẻ, nếu bạn sử dụng máy tính tại nơi làm việc hay ở nhà, hoặc cả hai, thì máy tính có thể là nguồn bức xạ điện từ (EMR) lớn nhất mà bạn phải tiếp xúc hằng ngày. Các máy tính, máy văn phòng tạo ra bức xạ điện từ ở cả hai tần số thấp và tần số vô tuyến. Cả hai loại bức xạ có hại này thậm chí đều được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là nguồn có thể gây ung thư. 
Trong thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ bức xạ này có liên kết với nhiều bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, Alzheimer, ung thư, trầm cảm, bệnh tim, sự mất cân bằng hormon, tổn thương dây thần kinh, hệ miễn dịch và hệ thống sinh sản. Điều đặc biệt nguy hiểm là các triệu chứng của việc tiếp xúc thường xuyên và kéo dài với EMR thường bị bỏ qua do sự nhầm lẫn với các triệu chứng gây ra do sự căng thẳng, làm việc quá sức, hoặc chỉ đơn giản là do tuổi tác. 
Các triệu chứng này bao gồm: Nhức đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tập trung và trí nhớ, chóng mặt, cảm giác đau nhói da, ngứa, rát hay đỏ bừng mặt, màng nhầy khó chịu, khô hoặc sưng ở cổ họng, tai, viêm xoang, đau cơ bắp và khớp, đánh trống ngực.
Bên cạnh đó, máy in, máy photo trong các văn phòng cũng được coi là thủ phạm phát tán một lượng nhỏ mực in trong không khí dưới dạng phân tử ultrafine siêu nhỏ (UFPs), dẫn đến nguy cơ ung thư cho người tiếp xúc. Nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường EPA (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, kích thước siêu nhỏ của UFPs cho phép chúng tập trung ở các phế nang trong phổi người, có khả năng gây hại tùy theo thành phần hóa học của chúng. Trong khi đó, mực in laser có chứa hợp chất carbon đen, mà cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC định danh là chất sinh ung thư nhóm 2B. 
Bi quyet ngan buc xa doc hai tu may moc van phong
 
Biết cách để an toàn
Theo KS điện - điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, bất kỳ nguồn EMR nào cũng tạo ra một trường năng lượng xung quanh nó, gọi là trường điện từ. Trường điện từ này mạnh nhất ngay tại nguồn phát và càng yếu đi khi ra xa nguồn. Ngược lại, bức xạ tần số vô tuyến yếu dần rất chậm và điện từ trường của bức xạ tần số vô tuyến trải dài - đó là lý do tại sao nó được sử dụng cho thông tin liên lạc không dây. Chính vì vậy, để hạn chế những nguy cơ do điện từ trường của bức xạ này gây ra, các nhà khoa học khuyên người sử dụng nên lựa chọn kết nối có dây thay vì không dây. 
Ngoài ra, bức xạ từ máy tính thường là nguồn bức xạ tần số thấp điển hình và hầu hết phát ra từ case máy tính, nhưng màn hình (monitor) cũng tỏa ra loại năng lượng này. Vì vậy, ngoài việc để case máy tính cách xa, thì màn hình máy tính cũng nên cách 50 -70cm để hạn chế tác hại. Các bức xạ phát ra từ màn hình sử dụng bóng đèn hình (CRT) của máy tính chủ yếu không phải từ phía trước, mà từ bên cạnh và phía sau. Bởi vậy, bạn không nên ngồi gần ngay phía sau hoặc bên hông của các loại màn hình này. Các mẫu màn hình máy tính phẳng (LCD hay LED) sẽ phát ra ít bức xạ hơn. 
Đối với máy in, PGS.TS Ngô Quốc Quyền, nguyên cán bộ Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết: Trong mực in có dung môi hòa tan, là chất không có lợi cho sức khoẻ. Thế nhưng, khi sản xuất mực in nhà sản xuất đã phải tính toán làm sao để lượng dung môi hòa tan phát tán ra môi trường không vượt tiêu chuẩn cho phép và không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, khi máy in hoạt động sẽ phát nhiệt, phả ra hơi nóng làm khuếch tán mùi mực in, sẽ gây cảm giác khó chịu cho người ngồi trong phòng. Vì vậy, phòng làm việc phải đảm bảo không gian có độ thông thoáng, lưu thông không khí... 
Người làm việc trong phòng có nhiều thiết bị máy móc như máy tính, máy in, máy photocopy... nên có thời gian nghỉ ngắn, khoảng vài phút đứng dậy, ra ngoài hít thở không khí tươi sau mỗi 2 giờ làm việc liên tục. Ngoài ra, phòng đặt máy tính nên lắp thêm quạt thông gió hoặc thường xuyên mở cửa sổ để lưu thông không khí. 
Theo EM Watch

Giật mình với 5 loại điện thoại phổ biến gây ung thư

Sóng điện thoại có hại đến sức khỏe con người, đặc biệt có nhiều loại điện thoại gây ung thư nếu ta lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách.

Điện thoại di động luôn phát ra một sóng bức xạ điện từ có thể gây nguy hiểm, do các mô và tế bào của chúng ta hấp thụ. Thậm chí điện thoại gây ung thư, đặc biệt là ung thư não.
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel, được công bố trên Tạp chí Sinh hóa, việc sử dụng điện thoại với thời lượng ít nhất là 10 phút/lần có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào não, liên quan đến sự phân chia tế bào và ung thư.

Bức xạ máy tính, điện thoại khủng khiếp tương đương bom nguyên tử?

Bức xạ máy tính sinh ra trong một ngày (100 triệu máy tính) tương đương với bức xạ của hai quả bom nổ tại Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản.

Nhiễm bức xạ điện từ có thể gây quái thai, ung thư
Tất cả chúng ta thật sự đang bắn phá ngày càng nặng nề hơn, bởi các bức xạ vô hình, đang được tạo ra từ rất nhiều nguồn trường điện từ nhân tạo như: bức xạ máy tính, bức xạ điện thoại di động và các tháp điện thoại di động, các vệ tinh viễn thông, các thiết bị điện, đường dây điện cao thế, lò vi sóng, dây điện trong nhà, đèn huỳnh quang neon, điện thoại không dây, modem không dây, thiết bị bluetooth, thiết bị máy văn phòng…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.