Bị nhà chồng vắt kiệt sức lao động

(Kiến Thức) - Chồng khuyên tôi cố thêm một thời gian. Nhưng tôi không thể cố được nữa khi cả nhà chồng ghê gớm coi tôi như ôsin, vắt kiệt sức lao động của tôi. 

Tôi kết hôn 5 năm, con trai 3 tuổi. Con trai tôi sinh thiếu tháng, sức khoẻ yếu, sau khi sinh tôi nghỉ việc toàn tâm lo cho con. Tôi ở nhà vừa chăm con nhỏ, vừa làm việc nhà, cơm nước phục vụ cho cả nhà chồng ghê gớm gồm bố mẹ chồng 70 tuổi, em trai chồng, con chị gái chồng 4 tuổi. 
Ai cũng tưởng tôi ở cùng với bố mẹ chồng được ông bà giúp đỡ, nhưng thực tế ngược lại. Bố chồng tôi cả ngày đi tập thể thao, đi chơi. Mẹ chồng thì bận trông cháu ngoại. Còn con tôi chỉ khi nào tôi không kết hợp vừa làm vừa trông con được bà mới giữ hộ chốc lát. Tôi xoay mòng mòng với trăm việc không tên, đến tối chưa được nghỉ. Mệt quá, tôi xin mẹ chồng cho tôi mua máy giặt thì bà không đồng ý, nói tốn điện, nước (tiền điện nước hằng tháng ông bà trả), rằng tôi có tí việc cũng than, xưa bà vất vả gấp nghìn lần tôi vẫn nuôi 4 đứa con khôn lớn.
 Bà luôn cho rằng tôi ở nhà chồng quá sung sướng so với chồng tôi phải bươn chải mỗi ngày. Tôi nói với chồng thì anh ngại cãi lời bố mẹ, khuyên tôi cố gắng thêm một thời gian. Nhưng tôi thấy không thể cố được nữa. Vấn đề là tôi thấy nhà chồng coi tôi như ôsin, vắt kiệt sức lao động của tôi. Tôi có nên mặc kệ, cứ đi mua máy giặt về không? - Nguyễn Thu Nga (Bắc Ninh).
Bi nha chong ghe góm vat kiet suc lao dong
 Ảnh minh họa.
Trả lời: Thu Nga thân, thế hệ bố mẹ chồng bạn gắn với một giai đoạn lịch sử nhiều thiếu thốn, vất vả. Chính vì thế, nhiều người sau này có cái nhìn thiếu thông cảm với lớp trẻ, muốn thế hệ sau cũng phải trải nghiệm những nhọc nhằn mà họ đã kinh qua, rằng như vậy thì mới  trưởng thành, khôn lớn được.
Bạn cho rằng mình đang bị nhà chồng vắt kiệt sức lao động, thực ra không hẳn vậy. Cái chính là do quan điểm về lao động khác nhau giữa hai thế hệ. Bạn thấy quá tải, muốn nhờ sự trợ giúp từ máy móc, nhưng mẹ chồng bạn lại nghĩ, bà làm được thì bạn cũng phải làm được, không được lười, trốn việc... 
Nếu giờ bạn đi mua một cái máy giặt về thì chuyện sẽ thành to tát. Bạn dễ bị khép ngay vào tội coi thường, chống đối bố mẹ chồng, mối quan hệ chắc chắn sứt mẻ, và bạn, sau khi giải phóng được chút việc cho đôi tay thì đầu óc lại sẽ mệt vì những căng thẳng. 
Trong hoàn cảnh này bạn nhất định phải có sự trợ giúp của chồng, cùng anh ấy tìm ra lối thoát, ví dụ phân chia lại công việc nhà cho hợp lý, cả chồng và em trai chồng cũng cần chia sẻ việc nhà với bạn... Nếu bạn vẫn muốn có một chiếc máy giặt thì có thể  "lách" dưới hình thức được cho, tặng, và đóng góp tiền điện, nước mẹ chồng.

Tôi mắc kẹt trong cuộc sống ngục tù nhà chồng

Tôi bị mắc kẹt trong cuộc sống ngục tù này, giữa danh phận của con và cuộc sống tự chủ của mình.

Việc tôi và anh chung sống, rồi sinh con, không được người ta xem là một cuộc hôn nhân. Anh ly hôn vợ đã lâu, có ba con và hai cháu nội. Tôi là cô gái 26 tuổi, cảm kích trước sự quan tâm chân thành và sự từng trải của anh. Một thân một mình ở Sài Gòn, tôi tự do đến với anh những đêm anh ốm đau, buồn bã. Dần dà, không cần xe hoa, nhẫn cưới, tôi trở thành nhân tình, rồi thành vợ, thành mẹ của con trai anh.

Nhưng, niềm vui có con chỉ kéo dài được bốn tháng thì anh đột ngột ra đi. Lặn lội bồng con về chịu tang anh, tôi bẽ bàng trước những ánh mắt hoài nghi, ghẻ lạnh của nhà chồng. Họ không coi tôi là dâu, cũng chẳng buồn để mắt đến con trai tôi.

Ngày cãi lời cha mẹ dọn đến ở với anh, tôi đã hết đường trở về nhà. Giờ, biết tôi mất chồng, mẹ chỉ khóc thầm chứ không thể đón tôi về, vì không chịu được áp lực từ cha. Không còn nơi nương tựa, tôi đành quay lại Sài Gòn, thu xếp mọi thứ để trở lại với công việc. Vùi nỗi đau mất chồng vào những đêm thức trắng chăm con, ban ngày tôi lao vào công việc, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nhưng, mọi thành quả trong công việc vẫn không làm tôi thoát khỏi cảm giác bất hạnh. Tôi chẳng có gì để chứng minh cho cái gia đình đã từng tồn tại của mình, không giấy đăng ký kết hôn, không ảnh cưới, nhẫn cưới; họ hàng, người quen không ai ghi nhận. Chuyện con mình trở thành một đứa trẻ không cha, phải mang họ mẹ cứ dằn vặt tôi. Tôi lập bàn thờ trong nhà, giữ nguyên vị trí tất cả đồ đạc của anh, mong là những dấu ấn của anh sẽ nói với con trai tôi điều gì đó về cha nó.

Ngày làm tuần 100 ngày của anh, mặc kệ nỗi ám ảnh ruồng rẫy, khinh rẻ, tôi quyết bồng con về dự. Nhưng, mọi thứ đã rẽ sang một bước ngoặt không ngờ. Mấy người chị chồng bu lại cưng nựng thằng bé, đon đả chào đón tôi. Một cụ già ghé mắt nhìn rồi gật gù khen “con giống cha”, tôi vui mừng tưởng như quên hết mọi đắng cay. Các anh chồng còn bàn chuyện làm thủ tục nhận cháu, để con tôi được mang họ cha. Đang trong niềm vui bất ngờ nên khi chị chồng yêu cầu về quê sống cùng anh chị, tôi vui vẻ gật đầu. Nghĩ, chỉ cần con trai được họ hàng nhìn nhận, phải hy sinh bao nhiêu tôi cũng chấp nhận. Tôi bỏ công việc đang phát triển tốt đẹp, bán căn nhà nhỏ của hai vợ chồng, chuyển tất cả đồ đạc xuống vùng quê cách Sài Gòn 300 cây số, để… làm dâu.

Cuộc sống ở nhà chồng làm tôi vỡ mộng. Những háo hức ban đầu ngày một vơi đi, khi sự khách sáo dần được thay thế bằng sự suồng sã tới mức khiếm nhã của chị chồng. Suốt ngày chị vỗ vai tôi, xuề xòa: “Chị coi mày như em!”, rồi “thân mật” với tôi còn hơn cả chị gái. Lúc cần, chị chẳng ngại ngần lục lọi đồ đạc của tôi, tự ý lấy dùng. Có tôi về, chị đuổi người giúp việc. Cứ đến giờ phải cơm nước, quét dọn, chị lại giành bồng cháu, nhường tôi việc nhà. Nhiều đêm thức trắng vì con quấy khóc, sáng mai tôi vẫn phải dậy sớm để lo việc nhà. Mỗi lúc nghĩ về anh, về tương lai của con, tôi dặn mình ráng chịu chút thiệt thòi, để cho con được lớn lên giữa tình thương của họ hàng. Nhưng, mọi thứ vượt ra khỏi sức chịu đựng của tôi. Những lúc mệt mỏi, bực bội, chị lại trút hết lên đầu mẹ con tôi những lời miệt thị. Mẹ con tôi bị mặc định là kẻ ở nhờ thấp kém. Chiều chiều, tôi bỏ con vào chiếc xe đẩy, đẩy ra ngoài dạo chơi, chị dè bỉu: “Ai đời mới mất chồng mà… sang chảnh vầy!”, rồi cái xe đẩy cũng bị xếp xó.

Tôi thèm khát cuộc sống tự do trước kia, nhưng đường về mù mịt. Một lần tôi thử đề cập chuyện chuyển đi, anh chồng thẳng thừng tuyên bố, còn ở thì còn họ hàng, không thì là người dưng. Nghĩ cảnh con trai lớn lên không họ hàng, tôi đành cam chịu. Tôi bị mắc kẹt trong cuộc sống ngục tù này, giữa danh phận của con và cuộc sống tự chủ của mình.

Bị cả họ nhà chồng ghét vì mang tiếng cướp chồng

(Kiến Thức) - Tôi không ngờ lại chịu sự ghẻ lạnh của cả họ nhà chồng vì mang tiếng cướp chồng. Họ đổ lỗi tại tôi mà cuộc hôn nhân trước của anh tan vỡ.

Chồng tôi đã có một đời vợ. Khi tôi đến với anh, anh chưa ly dị, anh nói với tôi vợ chồng anh không hạnh phúc. Nhiều đêm, tôi thấy anh lang thang quán xá không về nhà. Tôi không bao giờ nghĩ tôi là người thứ 3, bởi hạnh phúc của anh tự nó đã rạn nứt rồi. Thế nhưng, tôi không ngờ lại chịu sự ghẻ lạnh của cả họ nhà chồng và mang tiếng cướp chồng. Họ đổ lỗi tại tôi mà gia đình anh mới như vậy. 
Họ nhà chồng thương vợ cũ của anh cùng đứa cháu gái, vì bố mẹ ly hôn mà phải theo mẹ về quê xa xôi, sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Những ngày lễ, Tết, giỗ chạp trong họ, tôi bị coi như người ngoài, không ai thèm quan tâm, hỏi han. Đáng buồn nhất là khi tôi sinh con cũng không ai ngó ngàng. Tôi lo lắng cho tương lai con mình, chỉ sợ sau này cháu sẽ tủi phận khi không được họ mạc đón nhận. Tôi nên làm gì để thay đổi tình hình? - Đỗ Cẩm Thúy(Phú Thọ).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.