Bí ẩn loài vật có thể sống tới 100 tuổi, ăn không quá 10 lần
Loài vật bé nhỏ này có thể sống tới 100 tuổi mà không cần ăn quá nhiều lần. Bí mật nằm ở đâu?
Theo Minh Hằng/Phụ nữ Việt Nam
Loài vật kỳ lạ có khả năng sinh tồn phi thường này chính là manh giông (tên khoa học là proteus anguinus). Đây là một loài kỳ giông hiếm gặp sống hoàn toàn ở dưới nước. Chúng mang biệt danh là "cá người" vì có màu da nhạt. Manh giông là loài động vật có xương sống ở trong hang động duy nhất được tìm thấy ở châu Âu.
Theo các chuyên gia, manh giông có cả mang và phổi. Loài vật này có thể dài gần 45 cm và sống đến 100 năm. Manh giông thường ăn tôm, ốc sên và các loài vật nhỏ khác ở dưới nước. Chúng tìm mồi nhờ một lớp màng đặc biệt ở trong tai. Lớp màng này có khả năng phát hiện được các rung động nhỏ nhất trong nước.
Manh giông là loài vật bé nhỏ có khả năng sống tới 100 tuổi. Ảnh: Getty Images
Manh giông là loài lưỡng cư hoàn toàn sống ở dưới nước. Chúng ăn, ngủ và sinh sản ở dưới nước mà không cần tới ánh sáng mặt trời. Chính lối sống trong bóng tối dẫn tới việc mắt của chúng không phát triển và gần như bị mù. Nhưng bù lại, nhờ có khứu giác và vị giác nhạy bén giúp manh giông có thể dễ dàng di chuyển trong bóng tối.
Loài vật kỳ lạ "lười" di chuyển, 10 năm ăn một lần
Manh giông là loài vật không cần ăn thường xuyên. Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ trao đổi chất chậm lại. Cụ thể, các con manh giông có thể tồn tại tới 10 năm chỉ với một bữa ăn.
Do sống trong hang sâu, xung quanh toàn bóng tối nên manh giông cũng không cần di chuyển nhiều để trốn chạy vì chúng có ít kẻ thù.
Trên thực tế, manh giông chỉ có một kẻ thù tự nhiên. Đó là ánh sáng ban ngày. Do đó, việc rời khỏi hang động và tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài sẽ khiến làn da nhạy cảm của loài vật này bị thiêu cháy.
Loài vật này thường không sống tập trung đông theo đàn. Dù có khứu giác rất tốt nhưng loài vật này gần như bị mù và sống hoàn toàn trong bóng tối dưới lòng đất và dưới nước.
Trước đó, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Zoology hồi tháng 1/2020, hầu hết các nghiên cứu về manh giông đều ở trong phòng thí nghiệm, nên thiếu dữ liệu sinh thái từ quần thể tự nhiên trong môi trường sống của chúng. Các chuyên gia nhận định, việc nghiên cứu về loài vật này có thể giúp theo dõi các tác động của con người tới hệ sinh thái hang động ngập nước.
Ngoài ra, việc hoạt động sinh sản thưa thớt cùng với nơi ở đặc biệt khiến manh giông là loài vật dễ bị tổn thương và đồng thời là chỉ dẫn sinh học cực nhạy về những hoạt động làm thay đổi môi trường sống của con người.
TS Gergely Balázs tại ĐH Eötvös Loránd ở Budapest, Hungary, cho biết, mặc dù là một loài vật đặc biệt, nhưng manh giông chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhất là ở bên ngoài phòng thí nghiệm.
Kể từ năm 2010, nhóm nghiên cứu của vị chuyên gia này đã theo đuổi một công trình kỳ công về manh giông. Theo đó, tại quần thể trong hang động Vruljak 1, thuộc miền đông Herzegovina (Nam Âu), nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh dấu theo từng đợt tổng cộng có khoảng 40 cá thể manh giông. Các nhà nghiên cứu đã ghi chép quãng đường di chuyển của các con manh giông trong những giai đoạn khác nhau.
Kết quả, sau hơn một thập kỷ, nhóm nghiên cứu phát hiện phần lớn các cá thể manh giông có xu hướng di chuyển dưới 10 m. Một số cá thể có thể đi quá 10 m. Tuy nhiên,có một cá thể lười di chuyển đến mức chỉ ở đúng một chỗ trong suốt thời gian 2.569 ngày, khoảng hơn 7 năm.
TS Gergely Balázs chia sẻ: "Chúng chỉ ở quanh quẩn và hầu như không làm gì cả".
Vị chuyên gia này cho biết thêm, manh giông chỉ bị buộc phải di chuyển để thực hiện giao phối khoảng 12,5 năm một lần. Điều này cũng là minh chứng cho thấy lối sống "lười" vận động của loài vật này.
Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học có thêm bằng chứng về quá trình tiến hóa của những loài động vật mà Charles Darwin đã viết.
(Kiến Thức) - Sở hữu hình thù rất giống với loài rồng trong truyền thuyết, con manh giông được người dân mệnh danh là “rồng non”. Không những vậy, loài vật này còn nổi tiếng với cách sống chậm rãi và tuổi thọ dài.
Loài manh giông có tên khoa học là Proteus anguinus. Đây là loài vật được mệnh danh là “rồng non” do có hình thù rất giống với loài rồng trong truyền thuyết. Ảnh: dkn.
Con manh giông còn được mệnh danh là “cá người” bởi có làn da nhợt nhạt ánh hồng. Ảnh: skvty.
Manh giông là loài động vật lưỡng cư. Nhưng trái ngược với hầu hết các động vật lưỡng cư khác, manh giông hoàn toàn sống dưới nước và ăn, ngủ và sinh sản dưới nước. Ảnh: khoahoc.
Manh giông nổi tiếng với cách sống chậm rãi và tuổi thọ dài. Loài vật mù này có thể sống tới một thế kỷ. Ảnh: khoahoc.
Manh giông là loài động vật quý hiếm. Mắt của nó thoái hóa, trong khi các giác quan khác, đặc biệt là khứu giác và thính giác thì rất phát triển. Ảnh: tintuc.
Năm 2017, con manh giông sống ở độ sâu kỷ lục 113m đã được các thợ lặn phát hiện dưới một đáy hồ tối trong hang động đá vôi ở Croatia. Ảnh: dkn.
Manh giông là loài đặc hữu cho vùng nước chảy ngầm qua đá vôi rộng lớn của vùng núi đá vôi thuộc miền Trung và Đông Nam châu Âu. Ảnh: dkn.
Mời quý vị xem video: Những loài vật nguy hiểm nhất rừng Amazon
Những “thánh nhịn ăn” trong tự nhiên, không ăn vài năm vẫn sống khỏe
(Kiến Thức) - Bởi môi trường sống khắc nghiệt hay nguồn thức ăn hiếm hoi, một số loài động vật có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí là vài năm mà vẫn sống khỏe mạnh và sống thọ.
Manh giông hay còn được gọi là "rồng con" được nuôi nhốt của thế giới là một trong những loài động vật không cần ăn mà vẫn sống khỏe. Loài động vật lưỡng cư ma quái sống trong hang động dưới nước ở Ý và các nước vùng Balkans, chúng hình thành tập tính nhịn ăn từ vài năm cho đến...10 năm do nguồn thức ăn hạn chế.
Bí ẩn loài “rồng non” có thể sống 100 năm, nhịn ăn hàng chục năm
Công viên hang động Postojna là nơi trú ngụ của một sinh vật bí ẩn. Loài này được ví như "rồng non" vì có vẻ ngoài giống với sinh vật được mô tả trong truyền thuyết.
Hang động Postojna nằm cách thủ đô Ljubljana (Slovenia) chừng 1 giờ lái xe về phía tây nam. Bên trong hang rất rộng lớn, thậm chí có cả đường sắt riêng, từ lâu đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn khách bậc nhất ở châu Âu nói chung và Slovenia nói riêng.
Người dân địa phương biết tới hang Postojna suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu từ năm 1818 sau chuyến đi của Franz I - Hoàng đế La Mã cuối cùng của châu Âu. Kể từ đó, du khách tìm tới đây du lịch nhiều hơn.
Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, điều khiến hang Postojna trở nên nổi tiếng chính là sinh vật kỳ lạ sống bên trong hang động. Theo đó, hang Postojna là nơi sinh sống của manh giông (Proteus anguinus), loài vật được ví như "rồng non" vì có ngoại hình giống với sinh vật được mô tả trong truyền thuyết với lớp da trắng hồng, không vảy, các chi có màng mỏng.
Manh giông thường được ví như "rồng non" vì có ngoại hình giống với sinh vật được mô tả trong truyền thuyết. Ảnh: Alamy
Hiệp hội An ninh mạng cho rằng sau khi quét mã QR, cũng cần có những thao tác của người dùng mới có thể dẫn đến bị kiểm soát điện thoại hay mất tiền trong tài khoản.
Trong lịch sử của ngành công nghệ, có rất nhiều câu chuyện về sự kiên trì và vượt qua thử thách nhưng ít ai có thể so sánh với hành trình của Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.
Sau khi tiếp nhận cá thể tê tê từ người dân, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR thành phố Hà Tĩnh đã bàn giao lại cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, tái thả về môi trường tự nhiên.
Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, nhu cầu du lịch tăng cao, đồng thời cũng là dịp các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội “bùng nổ", điển hình là lập tài khoản ảo rao bán “combo du lịch Tết giá rẻ”.
GS Zhang, người tiên phong trong công nghệ chỉnh sửa gen vừa được nhận huân chương quốc gia về Công nghệ và Đổi mới của Mỹ nhờ công trình phát triển công cụ chỉnh sửa gen đột phá CRISPR-Cas9.
Loại pin mới không chỉ có hiệu suất cùng mật độ năng lượng cao mà còn chống cháy nổ hứa hẹn mở ra tương lai an toàn hơn cho các thiết bị dùng pin ngày càng nhiều.
TS. Phùng Văn Phúc, giảng viên Khoa Xây dựng tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là một trong nhhững gương mặt khoa học Việt được quốc tế vinh danh 2024.
Măng khô là một món thực phẩm khá quen thuộc ngày Tết, vì vừa dễ ăn mà lại còn "chống ngán" , nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.
Ứng dụng đơn thuần là đo đếm các chỉ số hình thể mà các chị em quan tâm nhưng lại yêu cầu các quyền truy cập quan trọng vào hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo nên gỡ bỏ ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển camera mô phỏng mắt kép của côn trùng, có độ dày chưa tới 1 mm và có thể chụp cực nhanh, rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khi chúng tôi đang ngủ say thì chị Thúy gõ cửa cầu cứu. Chị xin được tá túc một đêm vì chồng chị uống rượu với bạn sắp về đến nhà. Dạo gần đây, lần nào anh ấy say xỉn cũng về đánh vợ...
GS.VS Trần Đình Long khẳng định, phương châm của cuộc sống là hãy đứng lên vai người khổng lồ, liên tục học hỏi để không ngừng sáng tạo. Và sách khoa học giúp làm điều đó.
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tất niên, gặp gỡ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia các bữa tiệc triền miên có thể gây áp lực lớn cho sức khỏe.
Dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng để tung ra các chiêu khuyến mãi giả mạo gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho người dân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ trước các vị thần.
Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Không chỉ giàu protein, thịt lươn còn chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá với nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện cho con người.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (CGS), mỏ đất hiếm mới phát hiện ở tỉnh Vân Nam có thể cung cấp hơn 1,15 triệu tấn tài nguyên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật cho người đàn ông nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica - thích ăn các đồ vật.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.